Thứ Bảy, Tháng Tư 20
Shadow

Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì?

Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì?

Bảo lãnh ngân hàng (Bank guarantee) là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

>>>>>> Xem nhiều: Nên học xuất nhập khẩu online ở đâu

Để hiểu một cách chi tiết hơn về bảo lãnh ngân hàng, cùng Thanh toán quốc tế tham khảo trong bài viết dưới đây:

1.Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Bảo lãnh ngân hàng được xem là một loại bảo đảm từ một ngân hàng (bên bảo lãnh) về việc đảm bảo trách nhiệm thanh toán của người đi vay (bên được bảo lãnh).

Điều này có nghĩa là, nếu người đi vay không thể thanh toán hoặc thanh toán không đủ khoản nợ của mình, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cho người cho vay (bên nhận bảo lãnh) trong phạm vi số tiền được ghi rõ trong giấy bảo lãnh.

Bảo lãnh ngân hàng có thể thấy được xuất phát từ những bất ổn trong giao dịch và sự không tin tưởng lẫn nhau giữa bên bán và bên mua. Khi hai bên giao dịch mong muốn đảm bảo quyền lợi của mình và ngăn cản các rủi ro thì bên thứ 3 cần thiết sẽ xuất hiện với vai trò bảo kê.

Bảo lãnh ngân hàng thường được ví như tấm giấy thông hành cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh trả chậm, không những tạo thuận lợi cho kế hoạch của doanh nghiệp nhận bảo lãnh mà các đối tác kinh doanh cũng sẽ có cơ sở để tin tưởng lẫn nhau hơn.

Bảo lãnh ngân hàng có các đặc điểm chính:

– Là một giao dịch thương mại (hay hành vi thương mại) đặc thù.

– Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do chủ thể đặc biệt là tổ chức tín dụng (trong đó chủ yếu là các ngân hàng ) thực hiện.

– Trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh (giống như bất kỳ người bảo lãnh nào trong bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự) mà còn có thêm tư cách của một nhà kinh doanh ngân hàng.

– Giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả tạo lập hai hợp đồng, gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh. Hai hợp đồng này tuy có mối quan hệ nhân quả với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau nhưng vẫn độc lập với nhau về cả phương diện chủ thể cũng như phương diện quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.

– Giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch hai bên hay ba bên mà là một giao dịch kép.

– Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ. Tính chất chứng từ của bảo lãnh ngân hàng thể hiện ở chỗ, khi tổ chức tín dụng phát hành cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh) cũng như khi người nhận bảo lãnh thực hiện quyền yêu cầu hay khi tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh, các chủ thể này đều bắt buộc phải thiết lập bằng văn bản.

2.Đối tượng được bảo lãnh ngân hàng

Các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp tại thị trường Việt Nam.

Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật của các tổ chức tín dụng.

Hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện được quy định tại điều 94 Bộ luật dân sự.

Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu vào các dự án đầu tư tại thị trường Việt Nam

3.Thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Thư bảo lãnh ngân hàng là chỉ cam kết của ngân hàng bằng văn bản dành cho đơn vị kinh doanh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho đơn vị kinh doanh trong thời gian có giới hạn, khi đơn vị này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên đơn vị thứ 3 (bên bán hàng).

Nguồn: Thông tư 07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì?
Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì?

4. Các loại bảo lãnh ngân hàng

Phân loại theo phương thức phát hành:

• Bảo lãnh trực tiếp

• Bảo lãnh gián tiếp

• Bảo lãnh được xác nhận

• Đồng bảo lãnh

Phân loại theo hình thức sử dụng:

• Bảo lãnh có điều kiện

• Bảo lãnh vô điều kiện

Phân loại theo mục đích sử dụng:

• Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

• Bảo lãnh thanh toán

• Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn)

• Bảo lãnh dự thầu

• Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước

• Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng

• Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn

Các loại bảo lãnh khác:

• Thư tín dụng dự phòng (L/C)

• Bảo lãnh thuế quan

• Bảo lãnh hối phiếu

• Bảo lãnh phát hành chứng khoán

5. Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Thực hiện Quy trình bảo lãnh ngân hàng như sau:

Bước 1: Khách hàng ký kết Hợp đồng với phía Đối tác theo yêu cầu: thanh toán, xây dựng, dự thầu… Phía đối tác yêu cầu cần có bảo lãnh Ngân hàng.

Bước 2: Khách hàng sẽ lập hồ sơ và gửi đề nghị bảo lãnh cho ngân hàng. Thủ tục hồ sơ bảo lãnh ngân hàng bao gồm:

Giấy đề nghị bảo lãnh

Hồ sơ pháp lý

Hồ sơ mục đích

Hồ sơ tài chính kinh doanh

Hồ sơ tài sản đảm bảo.

Bước 3: Phía ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định các nội dung như: tính hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của khách hàng, hình thức bảo đảm; đánh giá khả năng tài chính của khách hàng.

Nếu được thông qua, ngân hàng và khách hàng sẽ tiến hành ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.

Bước 4: Ngân hàng sẽ thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. Trong thư sẽ có các quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh.

Bước 5: Ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh nếu phát sinh xảy ra.

Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình với phía ngân hàng như: trả nợ gốc, lãi, phí.

Nếu bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, phía ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của phía được bảo lãnh.

Các biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản đảm bảo, trích tài khoản của bên được bảo lãnh, khởi kiện… sẽ được ngân hàng áp dụng.

6. Phí bảo lãnh ngân hàng được tính như thế nào?

Công thức tính phí phát hành bảo lãnh như sau:

Phí Bảo lãnh = Giá trị bảo lãnh x Mức phí (%/tháng) x Số ngày tính phí/30

Trong đó:

– Giá trị bảo lãnh là số tiền bảo lãnh tối đa ghi trên Cam kết Bảo lãnh.

– Mức phí được tính theo tỷ lệ %/tháng (một tháng là 30 ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ), tuỳ loại tài sản bảo đảm.

– Số ngày tính phí: tính từ ngày phát hành cam kết bảo lãnh hoặc ngày cam kết bảo lãnh có hiệu lực (tùy ngày nào phát sinh trước) đến ngày hết hiệu lực của bảo lãnh, được ghi trên thư phát hành bảo lãnh. Công thức:

Số ngày tính phí = Ngày hết hiệu lực – Ngày phát hành (hoặc ngày có hiệu lực tùy ngày nào đến trước) + 1

Đối với khoản bảo lãnh được đảm bảo nhiều tài sản bảo đảm (TSBĐ) khác nhau; mức phí tối thiểu cho khoản bảo lãnh được áp dụng như sau:

Phí thu từ TSBĐ thứ 1: a Phí thu từ TSBĐ thứ 2: b

– TH1: a < Mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 1 và b < Mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 2; tổng (a + b) < Mức phí tối thiểu lớn hơn của một trong các TSBĐ: Áp dụng theo mức phí tối thiểu lớn hơn;

– TH2: a < mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 1; b < mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 2; tổng (a + b) > mức phí tối thiểu lớn hơn của 1 trong các TSBĐ: Áp dụng mức phí thu: tổng (a+b);

– TH3: a < mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 1; b > mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 2; tổng (a + b) < mức phí tối thiểu lớn hơn của 1 trong các loại TSBĐ: Áp dụng theo mức phí tối thiểu lớn hơn;

– TH4: a < mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 1; b > mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 2; tổng (a + b) > mức phí tối thiểu lớn hơn của 1 trong 2 loại TSBĐ: Áp dụng mức phí thu: tổng (a + b);

– TH5: a > mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 1; b > mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 2: Áp dụng mức phí thu: tổng (a + b).

Đối với Bảo lãnh không xác định thời hạn: Tính và thu phí 1 tháng/lần, thu lần đầu ngay khi phát hành bảo lãnh.

Ví dụ về ngân hàng sử dụng cách tính trên

BIỂU PHÍ DỊCH VỤ TÍN DỤNG VÀ BẢO LÃNH DÀNH CHO KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC TẠI PVCOMBANK

 

STT

 

CÁC KHOẢN MỤC PHÍ

MỨC ÁP DỤNG  

CĂN CỨ TÍNH

MỨC PHÍ TỐI THIỂU TỐI ĐA
A DỊCH VỤ BẢO LÃNH
I BẢO LÃNH TRONG NƯỚC
1 Phát hành cam kết bảo lãnh thông thường (đã xác định thời hạn)
1.1 Bảo lãnh dự thầu
Ký quỹ 100% 0.04%/tháng 150,000 Số tiền bảo

lãnh

Ký quỹ dưới 100% hoặc miễn ký quỹ
(Phí thu = a+b, tùy theo loại TSBĐ

của giao dịch)

a. Giá trị được ký quỹ 0.04%/tháng 150,000 Số tiền bảo

lãnh

 

b.

Giá trị chưa được ký quỹ được bảo đảm bằng các tài sản tương ứng như sau:
+ Bằng tiền gửi, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng tiền gửi do PVcomBank phát hành  

0.06%/tháng

 

150,000

 

Số tiền bảo lãnh

+ Bằng sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu do TCTD khác phát hành, trái phiếu Chính phủ  

0.10%/tháng

 

200,000

 

Số tiền bảo lãnh

+ Tài sản khác 0.15%/tháng 300,000 Số tiền bảo lãnh
+ Không có tài sản đảm bảo 0.25%/tháng 400,000 Số tiền bảo

lãnh

 

1.2

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh hoàn tiền tạm ứng, Bảo lãnh bảo hành, Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm
Ký quỹ 100% 0.04%/tháng 150,000 Số tiền bảo

lãnh

Ký quỹ dưới 100% hoặc miễn ký quỹ
(Phí thu = a+b, tùy theo loại TSBĐ

của giao dịch)

a. Giá trị được ký quỹ 0.04%/tháng 150,000 Số tiền bảo

lãnh

 

b.

Giá trị chưa được ký quỹ được bảo đảm bằng các tài sản tương ứng như sau:
+ Bằng tiền gửi, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng tiền gửi do PVcomBank phát hành  

0.06%/tháng

 

200,000

 

Số tiền bảo lãnh

+ Bằng sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu do TCTD khác phát hành, trái phiếu Chính phủ  

0.12%/tháng

 

300,000

 

Số tiền bảo lãnh

Nguồn tham khảo: Bảo lãnh ngân hàng là gì

Hy vọng bài viết của Thanh toán Quốc tế sẽ hữu ích với bạn học xuất nhập khẩu.

>>>>> Tham khảo thêm:

Kỳ Phiếu Trong Thanh Toán Quốc Tế

Hối phiếu trong thanh toán quốc tế

Phân biệt Vận đơn gốc và Vận đơn copy

Xử lý sai sót trong chứng từ thanh toán L/C

Nội dung trên chứng từ thanh toán L/C

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *