Thứ Năm, Tháng Tư 25
Shadow

Bảo Lãnh Trực Tiếp Direct Guarantee Là Gì? Quy trình bảo lãnh trực tiếp

Bảo lãnh ngân hàng là hoạt động phố biến, thường xuyên với các cá nhân, tổ chức khi thực hiện việc vay tín chấp hoặc thế chấp tại ngân hàng. Bảo lãnh ngân hàng có rất nhiều loại khác nhau, trong đó bảo lãnh trực tiếp là loại hình bảo lãnh đơn giản nhất. Vậy cụ thể bảo lãnh ngân hàng là gì, bảo lãnh trực tiếp là gì và đặc điểm bảo lãnh trực tiếp như thế nào?

>>>> Xem thêm: Séc Là Gì? Nội Dung Cơ Bản Của Séc

1. Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Bởi bảo lãnh trực tiếp là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, nên để hiểu rõ về bảo lãnh trực tiếp là gì, chúng ta cần hiểu về Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Bảo lãnh ngân hàng chính là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.

Hoạt động bảo lãnh trong ngân hàng cũng chính là một hình thức huy động vốn đối với người đi vay và là hình thức cấp tín dụng đối với bên ngân hàng. Hoạt động bảo lãnh này sẽ phát sinh ra nghĩa vụ tài chính đối với bên đi vay và việc theo dõi đảm bảo khoản vay đối với khách hàng của bên ngân hàng. Việc bảo lãnh này tuy được thực hiện ký kết dựa trên thỏa thuận nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật

Hoạt động bảo lãnh là một trong những hoạt động được phép thực hiện trong ngân hàng thương mại, nội dung này được quy định tại Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

2. Bảo lãnh ngân hàng trực tiếp là gì? Điều kiện được bảo lãnh trực tiếp

2.1. Bảo lãnh trực tiếp là gì?

Bảo lãnh trực tiếp trong tiếng Anh là Direct Guarantee. Đây là loại hình bảo lãnh đơn giản nhất, trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết thanh toán trực tiếp với người hưởng thụ không cần qua ngân hàng trung gian.

»»»»» Khóa học Thanh toán Quốc tế Chuyên sâu – học trực tiếp với chuyên gia lâu năm kinh nghiệm

2.2. Điều kiện được bảo lãnh trực tiếp

Để sử dụng được dịch vụ bảo lãnh trực tiếp của ngân hàng, người xin bảo lãnh có thể phải ký quỹ thế chấp cầm cố tài sản của mình theo yêu cầu của Ngân hàng để xin ngân hàng mở bảo lãnh. Ngân hàng sẽ xem xét tình hình tài chính, tư cách pháp nhân, phương án kinh doanh để quyết định xem có bảo lãnh hay không.

1/ Hợp đồng chính ký kết giữa người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh.

2/ Khách hàng yêu cầu phát hành bảo lãnh và cam kết bồi hoàn.

3/ Ngân hàng phát hành có thể chuyển văn bản bảo lãnh cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo.

4/ Ngân hàng phát hành bảo lãnh và chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng ( sau khi xét duyệt và chấp nhận)

3. Quy trình thực hiện bảo lãnh trực tiếp

Trước khi tìm hiểu về quy trình bảo lãnh trực tiếp, bạn đọc tham khảo trước các bên liên quan trong quy trình bảo lãnh trực tiếp như sau:

bảo lãnh ngân hàng trực tiếp

Để thực hiện bảo lãnh trực tiếp, các bên tham gia thực hiện cần tiến hành theo nguyên tắc và các bước như sau:

Bước 1: Ngân hàng cho bên được bảo lãnh tiến hành ký kết hợp đồng với bên nhận bảo lãnh về các nội dung trong hợp đồng bao gồm các vấn đề như việc thanh toán, xây dựng, dự thầu…

Bước 2: Bên được bảo lãnh tiến hành thực hiện việc lập hồ sơ bảo lãnh và gửi hồ sơ bảo lãnh này lên ngân hàng để đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng.

Bộ hồ sơ thực hiện bảo lãnh ngân hàng yêu cầu phải có các loại giấy tờ sau: các giấy tờ liên quan đến tư cách pháp lý của bên được bảo lãnh, các giấy tờ thể hiện nội dung và mục đích xin bảo lãnh, hồ sơ liên quan đến tài chính đối với doanh nghiệp hoặc cá nhân xin được bảo lãnh, nếu có tài sản đảm bảo thì cũng yêu cầu phải có hồ sơ thông tin về tài sản đảm bảo, và giấy đề nghị xin bảo lãnh.

Bước 3: Ngân hàng sau khi nhận được hồ sơ xin bảo lãnh của bên được bảo lãnh thì sẽ tiến hành làm thủ tục thẩm định theo trình tự thẩm định các nội dung như sau: Bên ngân hàng thực hiện thẩm định tính hợp pháp của hồ sơ xem đã đầy đủ giấy tờ và có thật giả hay không?

Nếu tài sản thẩm định là dự án thì sẽ thẩm định tính khả quan của dự án đó. Tiếp theo là ngân hàng thực hiện việc thẩm định khả năng tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng. Nếu sau bước thẩm định mà khách hàng đạt được yêu cầu của bên ngân hàng đua ra thì bên ngân hàng sẽ tiến hành kí kết hợp đồng bảo lãnh và chấp thuận lời yêu cầu đề nghị bảo lãnh.

Bước 4: Ngân hàng sau khi đã chấp thuận lời đề nghị yêu cầu bảo lãnh sẽ tiến hành việc thông báo việc chấp thuận việc bảo lãnh bằng thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh theo quy định pháp luật.

Đối với nội dung trong thư bảo lãnh phải nêu rõ các quy định liên quan đến các nội dung cơ bản đối với hoạt động cấp bảo lãnh.

Bước 5: Ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo đúng quy định pháp luật với bên nhận bảo lãnh.

Bước 6: Ngân hàng sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh xong sẽ thực hiện việc yêu cầu đối với bên được bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng đối với nghĩa vụ trả lãi định kỳ hàng tháng, trả gốc đúng thời hạn.

4. So sánh bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh gián tiếp

4.1. Bảo lãnh gián tiếp là gì?

Bảo lãnh gián tiếp là bảo lãnh mà trong đó ngân hàng bảo lãnh đã phát hành bảo lãnh theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng.

Bảo lãnh gián tiếp là một cam kết của ngân hàng trung gian thanh toán cho ngân hàng phát hành bảo lãnh (gọi là người thụ hưởng của bảo lãnh gián tiếp) khi mà ngân hàng phát hành thực hiện đúng những điều khoản được quy định trong bảo lãnh gián tiếp.

Ví dụ nếu B không tin tưởng vào tiềm lực tài chính của ngân hàng của A hoặc muốn ngân hàng phát hành bảo lãnh phải là một ngân hàng trong nước mình thì sẽ chỉ định ngân hàng phát hành bảo lãnh. Nếu A không có quan hệ với ngân hàng phát hành bảo lãnh do B chỉ định thì chỉ thị cho ngân hàng của mình (ngân hàng trung gian) yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh mở bảo lãnh.

Như vậy, bên bảo lãnh gián tiếp là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện bảo lãnh đối ứng cho bên được bảo lãnh. Trong bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh là bên bảo lãnh gián tiếp, khách hàng của bên bảo lãnh gián tiếp là bên được bảo lãnh.

Bảo lãnh gián tiếp được sử dụng chủ yếu trong trường hợp người thụ hưởng là người nước ngoài; và ngân hàng phát hành ở ngay tại quốc gia của người thụ hưởng. Do vậy, quyền lợi của người thụ hưởng được bảo vệ chặt chẽ hơn.

4.2. So sánh bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh gián tiếp

Các bên tham gia bảo lãnh:

Bảo lãnh trực tiếp: chỉ có 3 bên tham gia và không phải thông qua ngân hàng trung gian.

Bảo lãnh gián tiếp: 4 bên tham gia do cần thực hiện bảo lãnh thông qua ngân hàng trung gian.

Về mức độ phức tạp:

Bảo lãnh gián tiếp: nhìn vào quy trình làm và các bên tham gia có thể thấy Bảo lãnh gián tiếp được sử dụng chủ yếu trong trường hợp người thụ hưởng là người nước ngoài; và ngân hàng phát hành ở ngay tại quốc gia của người thụ hưởng. Do vậy, quyền lợi của người thụ hưởng được bảo vệ chặt chẽ hơn.

Bảo lãnh trực tiếp: loại hình bảo lãnh đơn giản nhất, được thực hiện dựa trên mối quan hệ giữa 3 bên trong quan hệ bảo lãnh. Trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết thanh toán trực tiếp với người hưởng thụ và không cần phải thông qua một ngân hàng trung gian như bảo lãnh gián tiếp.

Như vậy, bảo lãnh gián tiếp thực hiện phức tạp hơn, nhưng sẽ bảo đảm cho quyền lợi của người thụ hưởng tốt hơn. Vì vậy người thụ hưởng nên sử dụng bảo lãnh gián tiếp để đảm bảo quyền lợi & sự an toàn khi tiến hành thanh toán.

Để nắm rõ về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, bạn có thể học thêm khóa học thanh toán quốc tế tại các trung tâm đào tạo uy tín, bạn có thể tham khảo bài viết về Học thanh toán quốc tế ở đâu tốt của chúng tôi để lựa chọn địa chỉ học thanh toán quốc tế phù hợp.

Bài viết xem nhiều:

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *