Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế

Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế – Thanh toán quốc tế là hoạt động thanh toán được tiến hành giữa các bên tham gia vào hợp đồng mua bán quốc tế hoặc hợp đồng dịch vụ có yếu tố nước ngoài.

Thông qua các ngân hàng, quá trình thanh toán được tiến hành và gắn liền với việc đổi tiền theo thị giá ngoại hối. Để thực hiện được hoạt động này, bắt buộc bên mua và bên bán phải sử dụng một trong các phương thức thanh toán quốc tế.

Việc lựa chọn các phương thức thanh toán quốc tế còn phải xem xét và phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm giữa người mua và người bán ( Ví dụ: Tuỳ vào hợp đồng lớn và nhỏ, Khả năng thực hiện thanh toán của đối tác, xem xét tình hình chính trị, xã hội, kinh tế của đất nước người nhập khẩu hay người xuất khẩu…..).

>>>>>> Bài viết xem nhiều: Nên học xuất nhập khẩu online ở đâu?

Các phương thức thanh toán quốc tê

Hiện nay, để tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế, thông thường có các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến như:

1. Phương pháp chuyển tiền (Remittance)

Phương thức chuyển tiền (Remittance) là một trong những phương thức thanh toán thông dụng nhất được nhiều người biết đến bởi phương thức này nhanh, gọn, tiện lợi và chi phí thấp.

Quy trình thực hiện PTTT chuyển tiền:

(1) Người xuất khẩu giao hàng và gửi thông báo yêu cầu người nhập khẩu thanh toán.

(2) Sau khi kiểm tra chứng từ và hàng hóa, nếu không có vấn đề gì thì người nhập khẩu làm lệnh yêu cầu ngân hàng của mình chuyển tiền về tài khoản của nhà xuất khẩu.

(3) NH người xuất khẩu kiểm tra nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán thì chuyển tiền vào NH nhà xuất khẩu.

(4) Khi nhận được tiền từ NH của người nhập khẩu thì NH của người xuất khẩu sẽ chuyển vào TK của nhà xuất khẩu.

Lưu ý: Nên sử dụng phương pháp này với các đối tác làm ăn lâu dài. PTTT chuyển tiền có 2 hình thức TT:

– Trả tiền trước là phương thức mà người mua (bên nhập khẩu) sẽ phải chuyển khoản tiền hàng trước cho bên bán (bên xuất khẩu). Sau khi chuyển tiền thì bên bán mới tiến hành chuyển hàng cho bên mua.

Ưu điểm: Nhanh, chi phí thấp và đơn giản, có lợi cho nhà xuất khẩu

Nhược điểm: Lựa chọn phương thức trả trước bất lợi nhiều cho bên mua. Vì có thể bên bán giao nhầm hàng, mẫu xấu, không giống như hình mẫu, nếu sai khó đổi trả. Trường hợp xấu nhất bên bán thoái trách nhiệm thì tổn thất sẽ thuộc về bên mua.

– Trả tiền sau (rất có lợi cho người nhập khẩu) là phương thức mà bên mua (bên nhập khẩu) chỉ thanh toán tiền hàng sau khi nhận đủ số hàng từ bên bán (bên xuất khẩu). Khi hàng được bên bán chuyển hết, bên mua kiểm tra lại hàng đã đúng yêu cầu thì họ mới tiến hành thanh toán tiền hàng.

Ưu điểm: An toàn cho người mua, nghiệp vụ dễ dàng, nhanh, gọn lẹ Nhược điểm: Trái ngược lại với PTTT trả trước, dễ lộ thông tin Để an toàn cho bên bán và bên mua:

– Chọn đối tác uy tín, có quan hệ làm ăn lâu dài, có sự uy tín trong ngành

– Đối với trường hợp làm ăn lần đầu thì nên có lộ trình thanh toán cụ thể, thỏa thuận các điều kiện thanh toán và trao đổi hàng giữa bên bán và bên mua. Chuyển khoản trước bao nhiêu phần trăm……

Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế

»»» Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Ở Đâu Tốt

2. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection):

Là việc ngân hàng thay mặt Nhà xuất khẩu ( Người uỷ nhiệm ) thu hộ một khoản tiền từ Nhà nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu và/hoặc chứng từ giao hàng.

Ngân hàng chỉ là trung gian thanh toán, không có nghĩa vụ cam kết phải trả tiền

A. Phương thức nhờ thu trơn:

Tại Việt Nam không được sử dụng nhiều bởi phương thức này hoàn toàn bất lợi cho người xuất khẩu.

(1) Giao hàng và gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu

(2) Người xuất khẩu nhờ NH nhờ thu hộ tiền dựa trên Hối phiếu do mình phát hành.

(3) NH nhờ thu gửi lệnh và hối phiếu nhờ NH thu hộ để thu hộ tiền

(4) NH Thu hộ gửi hối phiếu và thông báo lệnh chờ thu tới người nhập khẩu.

(5) Người nhập khẩu chấp nhận thanh toán

(6) NH thu hộ chuyển tiền cho NH nhờ thu

(7) NH nhờ thu chuyển tiền cho người nhập khẩu.

B. Nhờ thu kèm chứng từ:

(1) Giao hàng

(2) Người xuất khẩu nhờ NH nhờ thu để thu hộ tiền dựa trên toàn bộ chứng từ và hối phiếu do mình phát hành

(3) NH Nhờ thu gửi lệnh và hối phiếu nhờ thu tới người nhập khẩu

(4) NH Thu hộ gửi hối phiếu và thông báo lệnh nhờ thu tới người nhập khẩu

(5) Người nhập khẩu chấp nhận thanh toán

(6) NH thu hộ chuyển tiền cho NH nhờ thu và giao toàn bộ hồ sơ cho người nhập khẩu đi lấy hàng

(7) NH nhờ thu chuyển tiền cho người xuất khẩu

Ưu điểm:

– Với nhà xuất khẩu: rủi ro thấp, đảm bảo việc thanh toán do có bên ngân hàng làm trung gian hỗ trợ thanh toán nếu nội dung đồng bộ như trong L/C

– Với nhà nhập khẩu: Đảm bảo được chuyển hoàn đầy đủ theo giấy tờ, chứng từ L/C

BẤT LỢI:

– Chi phí nhờ thu kèm chứng từ lớn hơn phương thức chuyển tiền – Nên làm ăn với các đối tác lâu dài, có uy tín vì khi nhận hàng xong có thể đối tác bùng hàng, không lấy hàng nữa nên họ không cần phải thanh toán. Chúng ta sẽ mất tiền vận chuyển, lưu kho….

3. Phương thức thanh toán L/C – thư tín dụng:

– Phương thức thư tín dụng hay còn được biết đến là phương thức L/C. Đây là một văn bản do ngân hàng phát hành dựa trên yêu cầu của người nhập khẩu cam kết sẽ trả tiền cho người xuất khẩu khi họ xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ.

– Không chỉ được gọi là phương thức thanh toán L/C, phương thức này còn được gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ. Phương thức này được hình thành dựa trên cơ sở hợp đồng giữa hai bên nhưng lại độc lập hoàn toàn với hợp đồng.

Đây là phương thức khá an toàn cho cả người bán và người mua. Đây là phương thức được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới.

Quy trình Phương thức thanh toán tín dụng:

(1). Nhà NK và XK ký hợp đồng

(2). Nhà NK nước ngoài mở L/C cho nhà XK Việt Nam tại NH nước nhà NK.

(3). NH nhà NK chuyển L/C cho NH nhà XK ( NH thông báo ).

(4). NH nhà XK thông báo L/C cho nhà xuất khẩu tại Việt nam.

(5). Nhà XK Việt Nam giao hàng cho nhà NK nước ngoài

(6). Nhà XK Việt Nam lập BCT gửi đến NH xuất trình Việt nam

(7). NH xuất trình sau khi kiểm tra tính phù hợp của BCT thì chuyển đến NH phát hành nước ngoài kèm theo chỉ thị đòi tiền m

(8). NH phát hành nước ngoài tiến hành kiểm tra sự phù hợp của BCT rồi tiến hành thanh toán

(9). NH phát hành chuyển BCT đến nhà NK

(10). Nhà NK nhận BCT

(11). NH xuất trình ghi có cho TK nhà XK Việt nam

Những rủi ro khi sử dụng phương thức Thư tín dụng:

Người bán:

– Không thể thực hiện các điều khoản L/C

– NH phát hàng mất khả năng thanh toán

– Các tài khoản của NH phát hành bị đóng băng theo lệnh tòa án – Đối tác, thị trường, hàng hoá bị vướng vào danh sách cấm vận

NH xuất trình/ chiết khấu:

– Rủi ro tác nghiệp

– Rủi ro nghiệp vụ

– Rủi ro thanh toán

– Rủi ro quốc gia, tỷ giá

NH thông báo:

– Sơ suất trong việc xác thực chân thật bên ngoài L/C

– Không xác thực được chân thật bên ngoài của L/C nhưng vẫn tiến hành thông báo

– Không thông báo đúng và đủ các nội dung của L/C nhận được như bị cắt xén, mất chữ…

Để giảm thiểu rủi ro:

Đối với người bán:

Kiểm tra L/C xuất khẩu trước khi thực hiện giao hàng theo L/C để đảm bảo khả năng lập chứng từ phù hợp.

Yêu cầu tu chỉnh L/C nếu cần thiết.

– Tụ chỉnh phải nhận được trước khi thực hiện giao hàng hóa, dịch vụ. Lựa chọn đối tác kinh doanh và ngân hàng phát hành có uy tín. – Yêu cầu L/C được xác nhận bởi một ngân hàng tại nước mình. Hạn chế chấp nhận giao hàng theo những L/C mà người phát hành không phải là ngân hàng. Tiến hành thực hiện trình trực tiếp đến xuất trình qua ngân hàng, hạn chế xuất ngân hàng phát hành.

– Ý Kiểm tra kỹ đối tác, thị trường, hàng hóa để tránh bị vướng vào danh sách cấm vận của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức thương mại lớn

Đối với NH xuất trình/ chiết khấu:

RM đảm bảo tuân thủ chính xác các yêu cầu L/C khi thực hiện gửi chứng từ cũng như việc ký nhận chứng từ KH.

RM lưu ý các yêu cầu đặc biệt của L/C khi gửi chứng từ

Phân việc cho các cán bộ chuyên trách có kinh nghiệm khi xử lý chứng từ xuất.

Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm tra AML của ngân hàng.

– Chọn đơn vị chuyển phát chứng từ có uy tín trừ khi có quy định khác trong c Kiểm tra cẩn thận uy tín, năng lực tài chính của NH phát hành, khách hàng khi chiết khấu.
Đối với NH thông báo:

– Xác thực tính chân thật bên ngoài L/C gồm chữ ký, điện, giải mã trước khi thực hiện thông báo

– Phân công nhân viên có kinh nghiệm và cẩn thận xử lý giao dịch thông báo L/C, tu chỉnh. dich Bộ chữ ký, bộ mã ” test ” phải được lưu giữ và kiểm soát kỹ.

– Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình AML, quy trình nội bộ và nhờ hỗ trợ nhận biết dấu hiệu lừa đảo khi phát hiện chi tiết khả nghi.

– Khi không xác thực được L/C, tu chỉnh thì phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành không chậm trễ.

– Thông báo phải đảm bảo truyền tải chính xác tất cả các nội dung L/C, tu chỉnh đã nhận được

»»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

4. Phương thức thanh toán ghi sổ (Open account)

– Ngoài 3 phương thức thanh toán trên thì một trong các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay được nhiều người lựa chọn là phương thức ghi sổ. Theo đó, người xuất khẩu sẽ mở một tài khoản ghi nợ với người nhập khẩu. Trong tài khoản ghi nợ này sẽ quy định cụ thể mốc thời gian mà người nhập khẩu phải tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu ở tương lai.

– Lưu ý: phương thức này chỉ được lựa chọn khi cả hai bên có sự tin tưởng lẫn nhau, đã thực hiện hoạt động mua bán nhiều lần và người mua có độ uy tín cao với người bán. Bởi, nếu không có sự tin tưởng thì phương thức ghi sổ gây ra khá nhiều rủi ro cho người bán.

Ví dụ trường hợp sử dụng thanh toán ghi sổ:

– Bên xuất khẩu muốn đẩy nhanh tốc độ bán hàng. Ví dụ như bên xuất khẩu tồn nhiều hàng, muốn đẩy nhanh để sản xuất sản phẩm mới hay để lấy lại vốn… Bên xuất khẩu sẽ cho bên nhập khẩu nợ, tạo điều kiện để họ lấy hàng giúp…

Ưu điểm: Có thể đẩy nhanh tốc độ bán hàng, đẩy hàng tồn

Bất lợi: Thu lại tiền lâu có thể bên mua không có khả năng chi trả Vì vậy, khi sử dụng PTTT này cần tìm hiểu rõ đối tác.

5. Phương thức thư uỷ thác mua hàng

Thư ủy thác được thực hiện bởi ngân hàng nhà nước bên nhập hàng viết cho bên ngân hàng đại lý theo yêu cầu người nhận. Ngân hàng đại lý theo điều khoản trong thư ủy thác trả tiền hối phiếu, ngân hàng bên nhập thu tiền của người nhập khẩu rồi giao lại chứng từ cho họ.

Hình thức thanh toán quốc tế qua thư ủy thác được áp dụng chủ yếu cho các hợp đồng thiết bị, máy móc và những sản phẩm liên quan đến công nghệ, kỹ thuật. Cách thức thanh toán quốc tế:

– Bên nhập thông qua ngân hàng đại diện của mình thanh toán tiền cho bên ngân hàng xuất để bên đó phát hành A/P

– Người nhập yêu cầu ngân hàng đại diện phát hành thư ủy thác đến cho ngân hàng đại lý nước xuất hàng. Trên cơ sở đó, bên xuất khẩu phát hành một thư ủy thác cho bên xuất.

6. Thư đảm bảo trả tiền ( Letter of Guarantee- L/G)

Ở đây, ngân hàng bên người mua, theo yêu cầu của người mua viết cho người bán một cái thư, gọi là thư “bảo đảm trả tiền”, bảo đảm sẽ trả tiền hàng sau khi hàng của bên bán đã đến địa điểm mà các bên quy định

– Phương thức thư bảo đảm trả tiền khác với phương thức tín dụng chứng từ và phương thức ủy thác mua ở chỗ phương thức này căn cứ vào hàng hóa để trả tiền còn hai phương thức trên căn cứ vào chứng từ để trả tiền.

– Thanh toán theo phương thức thư bảo đảm trả tiền có 3 loại:

+ Hàng đến trả tiền: Khi hàng đến bến và dỡ xuống xong, ngân hàng mở thư bảo đảm trả tiền hoặc ngân hàng đại lý của nó ở các cửa khẩu điện cho đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người bán. Người ta còn quy định là nếu như đại lý ở nước ngoài không nhận được điện của ngân hàng trong nước thông báo trả tiền thì mấy ngày sau khi người bán xuất trình cho ngân hàng chứng nhận công ty thuê tàu chứng nhận hàng đã đến bến và dỡ xuống xong thì ngân hàng tự động trả tiền cho người bán. Cách trả tiền này áp dụng đối với những người bán tương đối tín nhiệm và đối với hàng hóa không cần kiểm nghiệm.

+ Kiểm nghiệm xong trả tiền: Sau khi hàng hóa đến bến và kiểm nghiệm xong, nếu hàng hóa đúng quy cách, số lượng và chất lượng, người mua mới trả tiền. Cách này trả tiền thường được áp dụng đối với những mặt hàng nhìn bề ngoài khó xét được phẩm chất hoặc nguyên đai, nguyên kiện

+ Hàng đến trả tiền một phần, phần còn lại trả sau khi có kết quả kiểm nghiệm. Phương pháp này đảm bảo hàng hóa đến bến an toàn, đúng chất lượng và chủng loại, chủ động trong thời gian trả tiền, không bị đọng vốn. Nhược điểm của nó là giá hàng cao bởi người bán bị thiệt thòi nhiều nên thường nâng giá hàng.

Hy vọng bài viết của Thanh toán Quốc tế sẽ hữu ích với bạn học xuất nhập khẩu.

>>>>>> Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *