Thứ Sáu, Tháng Tư 26
Shadow

Cách thức mở L/C tại Việt Nam

Để thực hiện thanh toán L/C, bạn cần thực hiện mở L/C. Khi thực hiện quy trình mở L/C, bạn cần chuẩn bị các chứng từ, thủ tục để đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn các điều kiện mở L/C, cách thức mở L/C, ký quỹ mở L/C và thanh toán phí mở L/C.

>>>>>>>> Xem thêm: Phương thức thanh toán L/C là gì?

1.Ðiều kiện mở L/C:

Ðể được mở L/C, Doanh nghiệp phải nộp tại ngân hàng

– Giấy đăng ký kinh doanh

– Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng ( muốn mở tài khoản phải đóng ít nhất 500 USD vào tài khoản chuẩn bị mở cùng với các giấy tờ sau:

+ Quyết định thành lập Công ty

+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng

2.Cách thức mở L/C:

* Các giấy tờ cần nộp khi đến Ngân hàng để mở L/C

– Ðối với L/C at sight:

+ Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng hoá được quản lý bằng giấy phép)

+ Quota ( đối với hàng quản lý bằng hạn ngạch)

+ Hợp đồng nhập khẩu ( bản sao)

+ Ðơn xin mở L/C at sight ( theo mẫu in sẵn của Ngân hàng). Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.

– Ðối với L/C trả chậm

+ Giấy phép nhập khẩu ( nếu có) hoặc quota nhập

+ Phương án bán hàng để thanh toán nhập khẩu

+ Ðơn xin mở L/C trả chậm (theo mẫu in sẵn của Ngân hàng).Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.

+ Ðơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ ( theo mẫu của Ngân hàng)

* Lưu ý khi làm đơn xin mở L/C

– Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng nhà nhập khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình.

– Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu. Nếu thực hiện nhập khẩu uỷ thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ ký: chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu uỷ thác và chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị nhận uỷ thác

– Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến.

– Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệ quyền lợi cho mình

Cách thức mở L/C tại Việt Nam

3.Ký quỹ mở L/C:

Hiện nay các ngân hàng quy định tỷ lệ ký quỹ ( 100%; dưới 100% hoặc không cần ký quỹ) đối với doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ vào:

– Uy tín thanh toán của doanh nghiệp

– Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng

– Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp

– Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu

– Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu

* Cách thức ký quỹ:

– Nếu số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng lớn hơn số tiền ký quỹ, ngân hàng sẽ trích từ tài khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quỹ. Phòng nhập khẩu trực tiếp làm phiếu chuyển khoản nội dung ký quỹ mở L/C sau đó sẽ chuyển sang Phòng Kế toán để thực hiện

– Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quỹ, giải quyết bằng hai cách sau:

+ Mua ngoại tệ để ký quỹ

+ Vay ngoại tệ để ký quỹ.

? Xem thêm: Khoá học xuất nhập khẩu online tương tác trực tiếp với giảng viên

4.Mức phí mở L/C

Phí mở L/C tùy theo mức nhà nhập khẩu thực hiện ký quỹ:

Ví dụ: Tại Vietcombank

Ký quỹ Phí mở L/C
100% trị giá L/C 0,075% trị giá L/C mở
30 – 50% trị giá L/C 0,1% trị giá L/C mở
Dưới 30% trị giá L/C 0,15% trị giá L/C mở ( min 5 USD và max 200 USD)
Miễn ký quỹ 0,2% trị giá L/C mở ( min 5 USD và max 300 USD)

Khi mở L/C trả chậm: phải có sự bảo lãnh của ngân hàng nên nhà nhập khẩu phải trả thêm 0,2% – 0,5% cho mỗi quý tùy vào từng mặt hàng nhập khẩu.

Trên đây là một số lưu ý về cách thức thực hiện mở L/C tại Việt Nam.

Hy vọng bài viết của Thanh toán Quốc tế sẽ hữu ích với bạn học xuất nhập khẩu.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *