Chủ Nhật, Tháng Tư 28
Shadow

Certificate of Origin – C/O Là Gì? Thông Tin Cần Biết Về C/O

C/O là chứng từ thông dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và là chứng từ quan trọng (một trong những chứng từ trong thanh toán quốc tế) để xác định xuất xứ hàng hóa mà nhà xuất nhập khẩu có thể được hưởng các ưu đãi về thuế nếu thuộc danh mục hàng hóa được ưu đãi theo hiệp định thương mại giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.

Vậy C/O là gì và làm thế nào để bạn có được C/O? Bài viết dưới đây Thanh Toán Quốc Tế sẽ cung cấp tất tần tật thông tin về chứng từ này

1. C/O là gì?

Certificate of Origin - C/O

C/O (Certificate of Origin) hay còn được gọi là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là chứng từ do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp (thường là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)) dùng để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hóa.

2. Mục đích của C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ là gì?

Ưu đãi thuế quan: Xác định được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa giúp phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi và áp dụng chế độ ưu đãi theo thỏa thuận thương mại giữa các nước với nhau.

Áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp: Khi hàng hóa của một nước được bán phá giá vào thị trường của một nước khác, việc xác định xuất xứ sẽ dẫn đến việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp trở nên khả thi hơn.

Duy trì số liệu thống kê thương mại và hệ thống hạn ngạch: Việc xác định nguồn gốc tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra số liệu thống kê thương mại quốc gia hoặc khu vực. Trên cơ sở này, các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.

3. Các loại C/O

Các loại C/O

Mẫu C/O Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu gồm các loại sau:

  • CO Form AHK: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hồng Kông, Trung Quốc
  • CO Form AK: Chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc
  • CO Form E: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
  • CO Form D: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
  • CO Form EUR1: Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu
  • CO Form CPTPP: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
  • CO Form AANZ: Chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Di-lân
  • CO Form EAV: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu
  • CO Form A: chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalised System of Preference gọi tắt là GSP).
  • CO Form VC: Chứng nhận quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê
  • CO Form X: Quy tắc xuất xứ trong Bản Thỏa thuận về việc thúc đẩy thương mại song phương giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia áp dụng cho những mặt hàng có xuất xứ từ một bên ký kết được hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu trực tiếp vào lãnh thổ của bên ký kết kia
  • CO Form AI: Chứng nhận Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ
  • CO Form VJ: Chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế
  • CO Form S: Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Bản Thoả thuận giữa Bộ Công Thương nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Công Thương nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào về Quy tắc xuất xứ áp dụng cho các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam – Lào
  • CO form AI: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu AJ để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản
  • CO Form B: Chứng nhận không ưu đãi hàng xuất khẩu
  • CO Form ICO: Cấp cho hàng cà phê theo quy định của Tổ chức Cà phê Quốc tế

»» Theo dõi chi tiết tại video do chuyên gia xuất nhập khẩu về các mẫu form C/O

4. Quy định về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định trong Thông tư 38/2018/TT-BTC

– Chứng nhận xuất xứ hàng hoá có dạng văn bản hoặc bất kỳ hình thức chứng nhận xuất xứ hàng hóa nào có giá trị pháp lý tương đương do các cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cấp cho thương nhân. Giấy chứng nhận xuất xứ là một văn bản hoặc hình thức pháp lý tương đương được cấp bởi cơ quan hoặc tổ chức của một quốc gia, nhóm quốc gia hoặc khu vực xuất khẩu hàng hóa theo các quy định và yêu cầu có liên quan đến xuất xứ cho biết nguồn gốc của những hàng hóa này.

– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân tự cấp là văn bản hoặc có hình thức có giá trị pháp lý tương đương, trong đó thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật. .
Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho thương nhân tự xác nhận xuất xứ bằng văn bản đối với hàng hóa xuất khẩu của mình.

REVIEW Khóa Học Thanh Toán Quốc Tế Ở Đâu Tốt Nhất

5. Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Xin C/O ở đâu? VCCI cấp những C/O nào?

Hiện nay, Bộ công thương có quyền cấp C/O. Bộ này ủy quyền ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan sẽ cấp một số loại C/O nhất định:

– VCCI: cấp các CO mẫu A, B, GSTP, TNK, DA59, AANZ, Anexo III.

– Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp các C/O mẫu A, D, E, AK, AJ, AI, VK, VJ, VC, S.

– Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp các C/O mẫu D, E, AK…

– C/O CỦA HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG:

Loại Các nước yêu cầu Cơ quan cấp C/O 
C/O form VK Hàn Quốc Bộ Công Thương
C/O form VJ Nhật Bản Bộ Công Thương 
C/O form VC Chi Lê Bộ Công Thương
C/O form S Lào VCCI
C/O form DA59 Nam Phi VCCI
C/O form TNK  Thổ Nhĩ Kì  VCCI

C/O chỉ áp dụng cho một số mặt hàng

Loại Những nước yêu cầu C/O  Cơ quan cấp C/O 
CO form Anexco III Hàng giày dép, dệt may xuất khẩu vào Mexico  VCCI
CO form Venezuela Một số sản phẩm đặc biệt xuất khẩu vào Venezuela
CO form ICO Sản phẩm cà phê VCCI 

Thủ tục xin cấp C/O

Bước 1: Doanh nghiệp (DN) lần đầu đề nghị cấp C/O phải hoàn thành Bộ hồ sơ doanh nghiệp gồm 3 trang trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O (Nếu xin CO tại Chi nhánh VCCI HCM thì xin tại bộ phận CO) và gửi lại cho bộ phận cấp C/O của VCCI, kèm theo bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của công ty.

Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, công ty cần chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp C/O như sau:

(1) Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ thông tin theo mẫu và đóng dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của công ty.

(2) Mẫu C/O (A, B, Mexico, Venezuela, v.v.): Nhà xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại C/O Mẫu cho mỗi lô hàng xuất khẩu, ngoại trừ Mẫu C/O Cà phê có thể Yêu cầu cấp thêm Form A hoặc Form B (tuỳ theo loại hàng và nước xuất khẩu mà đại diện C/O sẽ tư vấn cho công ty nên mua C/O form nào).

Hồ sơ C/O nộp bao gồm một bản gốc và ít nhất hai bản sao C/O nên tổ chức cấp C/O và người xuất khẩu mỗi bên giữ một bản.

Lưu ý:

Công ty phải điền đầy đủ các mục trên mẫu đơn bằng tiếng Anh và bản gốc và bản sao của C/O phải được đóng dấu đỏ và có chữ ký của người có thẩm quyền của công ty

(3) Hóa đơn thương mại: Một bản chính do công ty chúng tôi phát hành. (4) Tờ khai Hải quan hàng hóa xuất khẩu: Đã hoàn thành thủ tục hải quan (01 bản sao có đóng dấu đỏ, chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu “sao y bản chính”). Trừ trường hợp hàng hóa xuất khẩu không cần phải làm tờ khai hải quan xuất khẩu theo yêu cầu của pháp luật. Nhà xuất khẩu có thể nộp chứng từ này sau nếu có lý do chính đáng.

Trường hợp xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu người xuất khẩu cung cấp thêm các tài liệu liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:

(5) Packing list: 1 bản gốc từ DN

(6) Vận đơn: 01 bản có đóng dấu đỏ, do người có thẩm quyền của Công ty ký và ghi “Sao y bản chính ”;

(7) Tờ khai Hải quan nhập khẩu (1 bản sao): nếu doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài hoặc Hóa đơn GTGT mua, bán nguyên vật liệu trong nước: nếu công ty mua nguyên vật liệu trong nước.

(8) Bảng mô tả quy trình sản xuất: Đối với doanh nghiệp lần đầu xin C/O hoặc sản phẩm lần đầu xin C/O cần thuyết minh quy trình sản xuất cho đến sản phẩm cuối cùng.

Ngoài ra, tùy theo mặt hàng và nước xuất khẩu, nhân viên C/O sẽ hướng dẫn công ty giải trình theo các mẫu.

(9) Doanh nghiệp xin C/O cho hàng nông sản xuất khẩu sang Đài Loan. Doanh nghiệp phải thông báo trước 7 ngày làm việc về thời điểm mua hàng và địa điểm cụ thể để VCCI có thể tiến hành kiểm tra.

(10) Các chứng từ khác:

Giấy phép xuất khẩu, Hợp đồng mua bán, Mẫu nguyên vật liệu, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu. hoặc bất kỳ giấy tờ nào khác chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tùy thuộc vào sản phẩm và quốc gia xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn và giải thích các bước tiếp theo.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Thời hạn: Thời hạn cấp C/O là 3 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Ghi chú:

Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất nếu việc kiểm tra hồ sơ không đủ căn cứ hoặc phát hiện dấu hiệu vi phạm C/O đã cấp trước đó.

Trường hợp ngoại lệ CO không được cấp vào thời điểm xuất khẩu do sơ suất của Tổ chức cấp CO, lý do bất khả kháng của người đề nghị cấp CO hoặc lý do chính đáng thì CO có thể được cấp sau đó và có giá trị tại thời điểm giao hàng nhưng không được quá một năm kể từ ngày giao hàng đến ngày phát hành thực tế và phải được đánh dấu rõ ràng là “ISSUED RETROACTIVELY” (phát hành sau và có hiệu lực từ khi giao hàng) lên CO.

C/O có giá trị trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp và phải được nộp cho cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn này.

Mẫu công văn xin bổ sung C/O

Công văn xin bổ sung C/O

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về chứng nhận xuất xứ hàng hóa, các quy định cũng như thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ mà bạn cần biết. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với công việc của bạn.

Xem thêm: 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *