Thứ Sáu, Tháng Tư 26
Shadow

Điều Khoản Thanh Toán Trong Hợp Đồng Ngoại Thương

Điều khoản thanh toán là điều khoản quan trọng và bắt buộc mà các bên quan tâm khi thể hiện thông tin trên hợp đồng ngoại thương. Vì điều khoản này là điều khoản quyết định trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp.

Vậy cần lưu ý điều gì khi thương thảo về điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, bạn có thể tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

>>>>>> Bài viết xem nhiều: Nên học xuất nhập khẩu online ở đâu

1.Đồng tiền trong điều khoản thanh toán

Liên quan đến tỷ giá hối đoái, nên trong điều khoản thanh toán quốc tế cần thống nhất về đồng tiền thanh toán và thể hiện chi tiết trên hợp đồng.

Thông thường, đồng tiền được sử dụng có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc của nước thứ ba tùy theo sự thỏa thuận. Người bán thường muốn lấy đồng tiền đang lên giá, còn người mua muốn trả bằng đồng tiền đang giảm giá.

Đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán có thể là một. Trong trường hợp không trùng nhau, thì trong hợp đồng các bên phải xác định tỷ giá quy đổi.

2.Thời hạn về thanh toán

Trong thương mại quốc tế thanh toán tiền hàng có thể được thực hiện theo các cách: trả trước, trả ngay, trả sau khi giao hàng hoặc kết hợp cả ba cách trả trên.

– Trả trước khi giao hàng là cách người mua cấp tín dụng cho người bán, vì vậy trong giá hàng hai bên đều phải tính toán lợi nhuận mà người mua bị mất do trả tiền sớm, người bán nhận được khi chưa giao hàng để có giá mua bán thích hợp. Cách trả này thường được áp dụng khi người mua ở thế yếu hoặc tầm quan trọng của hàng hóa.

– Trả ngay là việc người mua trả tiền vào lúc nhận được hàng hóa hay nhận được chứng từ thanh toán. Cách trả này thường được áp dụng trong thương mại quốc tế vì nó đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.

– Trả tiền sau là cách người bán cấp tín dụng cho người mua hàng, vì vậy khi đàm phán ký kết hợp đồng người ta sẽ tính phần lãi suất bị mất, rủi ro tiền tệ vào trong giá hàng, Giá hàng trả sau bao giờ cũng cao hơn giá hàng trả trước và giá hàng trả ngay.

– Áp dụng cả ba cách trả tiền trên: trả trước một phần trả ngay một phần và số còn lại có thể trả dần. Ví dụ trả trước khi giao hàng 10 ngày 20%, trả ngay khi nhận được chứng từ thanh toán qua ngân hàng 40%, trả sau khi giao hàng 3 tháng 20%, số còn lại sẽ trả sau khi giao hàng 12 tháng.

Điều Khoản Thanh Toán Trong Hợp Đồng Ngoại Thương

3.Các phương thức trong điều khoản thanh toán

Các bên sẽ thương thảo với nhau để đưa ra phương thức thanh toán quốc tế phù hợp với doanh nghiệp và điều kiện vận tải. Một số phương thức thanh toán quốc tế thường gặp:

a.Phương thức thanh toán điện chuyển tiền (Payment by T/T)

Thanh toán T/T là phương thức thanh toán quốc tế mà trong đó khách hàng yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền. Đây là phương thức thanh toán khá đơn giản và tiện lợi, nhanh chóng, chi phí thấp dành cho các doanh nghiệp khi đàm phán những hợp đồng mua bán có giá trị nhỏ.

b.Phương thức thanh toán nhờ thu:

Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu của người xuất khẩu lập ra.

Căn cứ pháp lý điều chỉnh: Quy tắc thống nhất nhờ thu, bản sửa đổi 1995, số 522 của ICC (Uniform Rules for Collection, 522, 1995, ICC-URC 522,ICC)

Các hình thức trong thanh toán nhờ thu:

Nhờ thu phiếu trơn: là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người nhập khẩu không qua ngân hàng.

1.Giao hàng và chứng từ gửi hàng

2.Ký phát hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền

3.Uỷ thác thu đối ngoại sap là gì

4.Xuất trình hối phiếu đòi tiền

5.Thanh toán

Nhờ thu kèm chứng từ:Là phương thức thanh toán quốc tế trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện là nếu người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người nhập khẩu để nhận hàng.

Trình tự tiến hành: giống như nhờ thu phiếu trơn, chỉ khác là ở khâu 1 là lập một bộ chứng từ nhờ ngân hàng thu hộ tiền.

c.Thanh toán tín dụng chứng từ. (Payment by LC)

Thanh toán tín dụng kèm chứng từ hay thanh toán L/C là một sự thoả thuận trong đó ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

Căn cứ pháp lý điều chỉnh: Quy tắc và các thực hàng thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi năm 1993, số 500 và bản phụ trương số 100, ICC(Uniform Customs and Practice for Documentary Credit, Revision 1993, No500- For electronic presentation 1.0, ICC- Viết tắt là UCP 500-eUCP1.0, ICC)

d.Phương thức ghi sổ:

Phương thức ghi sổ là phương thức mà người xuất khẩu mở một tài khoản để ghi nợ người nhập khẩu sau khi người xuất khẩu đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu.

Phương thức ghi sổ sẽ không có sự tham gia của các Ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán. Và chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản đa song biên. Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản chỉ là để theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên.

Mỗi phương thức thanh toán đều có những điểm lợi và bất lợi cho người bán hoặc người mua. Do vậy tùy thuộc mối quan hệ, giá trị và thời hạn thực hiện hợp đồng mà các bên thống nhất lựa chọn phương thức thanh toán nào cho phù hợp, thuận tiện và đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia hợp đồng.

Mỗi phương thức thanh toán sẽ phù hợp với điều kiện nhất định. Các bên có thể thương thảo để đưa ra phương thức phù hợp nhất.

Hy vọng bài viết của Thanh toán Quốc tế sẽ hữu ích với bạn học xuất nhập khẩu.

>>>>>> Tham khảo thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *