Thứ Năm, Tháng Tư 25
Shadow

Hối Phiếu Trong Thanh Toán Quốc Tế

Hối phiếu (Bill of Exchange): là chứng chỉ ghi nhận khoản tiền thanh toán phát sinh từ hoạt động thương mại, do người kí phát lập, yêu cầu người khác (người bị kí phát) thanh toán một số tiền xác định cho người thụ hưởng khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian xác định trong tương lai.

Để tìm hiểu kỹ hơn về Hối phiếu trong thanh toán quốc tế, bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây:

>>>>>> Xem nhiều: Nên học xuất nhập khẩu online ở đâu

1. Đặc điểm của Hối phiếu

Các hối phiếu trong thanh toán quốc tế thường có các đặc điểm như sau:

• Tính bắt buộc

Người trả tiền hối phiếu phải trả theo đúng mội dung ghi trên tờ phiếu và không thể viện bất cứ lí do riêng nào của mình để từ chối trả tiền đối với người kí phát hối phiếu hay người thụ hưởng, trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với các đạo luật chi phối nó.

• Tính trừu tượng

Trên hối phiếu không nêu nguyên nhân phát sinh việc lập hối phiếu, mà chỉ ghi số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền. Hiệu lực pháp lí của hối phiếu cũng không bị ràng buộc bởi bất cứ nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu. Nói cách khác, nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu tượng.

• Tính lưu thông

Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó. Hối phiếu có tính chất này vì hối phiếu là lệnh đòi tiền của người này với người khác, trên hối phiếu có một giá trị nhất định và hối phiếu có tính chất bắt buộc và tính trừu tượng.

2. Phân loại hối phiếu

• Căn cứ vào thời hạn trả tiền

➢ Hối phiếu trả tiền ngay

➢ Hối phiếu có kì hạn

• Căn cứ vào chứng từ hàng hóa đi kèm

➢ Hối phiếu trơn (không kèm chứng từ)

➢ Hối phiếu kèm chứng từ

• Căn cứ vào tính chuyển nhượng

➢ Hối phiếu đích danh: hối phiếu này ghi rõ tên người thụ hưởng, không kèm theo điều khoản trả theo lệnh nên không chuyển nhượng được.

➢ Hối phiếu vô danh: loại này không ghi tên người thụ hưởng mà chỉ ghi cụm từ “trả cho người cầm hối phiếu”. Nên ai cầm nó thì là người được hưởng các quyền lợi hối phiếu.

➢ Hối phiếu theo lệnh: là loại hối phiếu trả theo lệnh của người thụ hưởng, loại này được chuyển nhượng bằng cách kí chuyển nhượng ở mặt sau của hối phiếu (gọi là kí hậu chuyển nhượng).

• Căn cứ vào chủ thể lập hối phiếu

➢ Hối phiếu thương mại (Commercial Bill): loại này do người xuất khẩu lập để đòi tiền người nhập khẩu trong thanh toán hàng hóa xuất khẩu và các dịch vụ cung ứng liên quan.

➢ Hối phiếu ngân hàng (Banker’s Bill): loại hối phiếu này do ngân hàng kí phát ra lệnh cho ngân hàng đại lí (hay ngân hàng chi nhánh) của mình trả một số tiền nhất định cho người được hưởng số tiền ghi trên hối phiếu.

Hối phiếu trong thanh toán quốc tế

3. Các bên tham gia có quyền lợi và nghĩa vụ về hối phiếu

• Người kí phát (drawer): là người lập và kí phát hành hối phiếu.

• Người bị kì phất (người thụ tạo, drawee): là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu.

• Người chấp nhận (acceptor): là người bị kí phát sau khi kí chấp nhận hối phiếu.

• Người thụ hưởng (benificiary): là người sở hữu hợp pháp hối phiếu, do đó có quyền được nhận thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu.

• Người chuyển nhượng (endorser hay assignor): là người chuyển quyền lợi hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục kí hậu.

• Người bảo lãnh (avaliseur): là bất cứ người nào kí trên vào hối phiếu ngoại trừ người kí phát và người bị kì phát.

4. Yêu cầu pháp lí của hối phiếu

a. Tiêu đề “Hối phiếu đòi nợ”

• Phải ghi tiêu đề là “Hối phiếu đòi nợ”, nếu không ghi hối phiếu sẽ bị vô hiệu. Sở dĩ phải ghi tiêu đề là để trong lưu thông dễ nhận biết đó là hối phiếu đòi nợ nhằm tránh nhầm lẫn với các công cụ khác.

• Về yêu cầu ghi tiêu đề “Hối phiếu đòi nợ”, luật của các nước quy định cũng không giống nhau. Luật các nước chịu ảnh hưởng bởi Hệ thống Luật Anh-Mỹ (Anglo-American Legal System) không yêu cầu hối phiếu đòi nợ, có diễn đạt từ “Hối phiếu đòi nợ” là được, còn Luật của Việt Năm thì lại yêu cầu bắt buộc phải ghi tiêu đề, nếu không hối phiếu đòi nợ sẽ vô giá trị.

b. Lệnh đòi tiền vô điều kiện

• Hối phiếu đòi nợ là một lệnh đòi tiền, không phải là một yêu cầu đòi tiền. Việc trả tiền hối phiếu đòi tiền là vô điều kiện, có nghĩa là người trả tiền hối phiếu đòi nợ không thể đặt điều kiện cho việc trả tiền, nếu đặt điều kiện, lưu thông hối phiếu đòi nợ sẽ gặp khó khăn. Chỉ có điều kiện duy nhất mà người trả tiền có thể đặt ra cho việc không chấp hành lệnh đòi tiền này là nội dung và hình thức hối phiếu đòi nợ trái với luật lệ đang điều chỉnh hối phiếu đòi nợ đó.

c. Số tiền hối phiếu đòi nợ là một số tiền nhất định

• Số tiền nhất định là một số tiền được ghi mợt cách đơn giản và rõ ràng, người ta có thể nhận dạng ra ngay số tiền đó là bao nhiêu mà không cần phải tính toán dù cho là phép tính đơn giản.

• Để đảm bảo tính xác thực của số tiền, luật thường quy định số tiền được ghi bằng số và vừa được ghi bằng lời và phải thống nhất với nhau. Song đề phòng do sơ xuất mà có sự khác nhau giữa số tiền bằng số và số tiền bằng lời, luật còn quy định hoặc là hối phiếu đòi nợ đó vô hiệu (như Luật của Trung Quốc), hoặc là cho phép chọn số tiền ghi bằng lời là số tiền thanh toán (như Luật của hầu hết các nước ở Châu u, Hoa Kỳ và Việt Nam) hoặc cho phép chọn số tiền nhỏ hơn (chưa thấy thấy luật nào điều chỉnh).

• Cũng có luật của một số nước (là thành viên Công ước Geneva 1930) còn cho phép ghi số tiền của hối phiếu đòi nợ nhiều hơn một lần bằng lời và nhiều hơn một lần bằng số, không nhất thiết là phải ghi vừa bằng số vừa bằng lời. Trong trường hợp này nếu phát sinh có sự khác nhau giữa các số tiền ghi bằng lời hoặc giữa các số tiền ghi bằng số thì giải quyết như thế nào? Hầu hết luật của các nước này cho phép chọn số tiền nhỏ hơn là số thanh toán.

d. Địa điểm trả tiền

• Địa điểm trả tiền là nơi mà người thụ hưởng hối phiếu đòi nợ xuất trình hối trình để đòi tiền. Do tầm quan trọng như thế, cho nên trên hối phiếu đòi nợ phải ghi rõ địa điểm trả tiền.

• Luật của một số nước quy định nếu thiếu địa điểm trả tiền thì hối phối đòi nợ sẽ vô hiệu. Nhưng luật của nhiều nước quy định rằng, một hối phiếu đòi nợ không chỉ rõ địa điểm trả tiền thì lấy địa chỉ ghi bên cạnh tên người bị kí phát làm địa điểm trả tiền, trong trường hợp bên cạnh tên người bị kí phát không có ghi địa chỉ thì hối phiếu đòi nợ sẽ vô hiệu.

• Về vấn đề này, Luật Các công cụ chuyển nhượng của Việt nam 2005 quy định rằng sẽ lấy địa điểm kinh doanh hoặc nơi thường trú của người bị kí phát làm địa điểm thanh toán.

e. Thời hạn trả tiền hối phiếu đòi nợ

• Trả tiền ngay: “Ngay sau khi nhìn thấy bản thứ….của hối phiếu đòi nợ này…” hoặc “Ngay sau ngày…tháng…năm…của bản thứ…của hối phiếu đòi nợ này…”

• Trả tiền về sau: “X ngày sau khi nhìn thấy bản thứ…của hối phiếu đòi nợ này…” hoặc “X ngày kể từ ngày kí phát bản thứ…của hối phiếu đòi nợ này…” hoặc “Đến ngày…tháng….năm…của bản thứ…của hối phiếu đòi nợ này…”

f. Lưu ý:

• Những cách ghi thời hạn trả tiền mơ hồ, tối nghĩa khiến cho người ta không thế xác định được thời hạn của hối phiếu đòi nợ thì luật hầu hết các nước đều quy định cách ghi đó sẽ làm cho hối phiếu đòi nợ vô hiệu.

• Thời hạn trả tiền là một mốc thời gian mà người bị kí phát phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền của mình, nó dễ bị người bị kí phát lợi dụng biến thành một điều kiện thanh toán, vì vậy hầu hết luật của các nước quy định nguyên tắc ghi kì hạn trả tiền phải là vô điều kiện, nếu biến nó thành có điều kiện thì hối phiếu đòi nợ sẽ vô hiệu. Ví dụ không được ghi thời hạn trả tiền như: “Ngay sau khi hàng hóa được giám định kiểm nghiệm xong, hãy trả tiền cho bản hối phiếu đòi nợ này…” hoặc “X ngày kể từ ngày tàu cập cảng Hải Phòng, trả tiền cho bản hối phiếu đòi nợ này…”

g. Tên và địa chỉ của Người kí phát, Người bị kí phát, Người thụ hưởng

• Người kí phát, Người bị kí phát, và sau nữa là Người thụ hưởng hối phiếu là những chủ thể của hối phiếu đòi nợ. Tên và địa chỉ của họ phải ghi đầy đủ và rõ ràng. Nếu thiếu hoặc không rõ ràng thì sẽ không vận hành được hối phiếu đòi nợ này.

h. Địa điểm và ngày kí phát

• Ngày tháng kí phát hối phiếu đòi nợ là ngày phát sinh quyền đòi tiền của Người kí phát đối với Người bị kí phát. Ngày tháng kí phát còn là căn cứ để xác định thời hạn trả tiền của hối phiếu đòi nợ, nếu như kì hạn trả tiền dựa vào ngày kí phát. Ví dụ một hối phiếu đòi nợ ghi “360 ngày kể từ ngày phát hành hối phiếu đòi nợ này, trả tiền theo lệnh…”.

Nếu ngày kí phát là 12/01/2009 thì hối phiếu đòi nợ sẽ đáo hạn vào ngày 12/01/2010.

• Hối phiếu đòi nợ được lập ở đâu thì sẽ được ghi địa điểm ở đó. Đối với hối phiếu quốc tế, địa điểm kí phát có ý nghĩa quan trọng để suy ra nguồn luật điều chỉnh hối phiếu đòi nợ đó. Nếu kí phát hối phiếu đòi nợ ở Việt Nam thì phảu do luật Việt Nam điều chỉnh.

• Trong thương mại quốc tế, các thương gia kí kết hợp đồng và kí phát hối phiếu đòi nợ không nhất thiết là ở nước người bán, mà có thể ở nước người mua, thậm chí là có thể là ở trên máy bay, tàu biển đang chạy trên đại dương. Người ta không thể khi địa điểm kí phát đòi nợ hối hiếu là máy bay Boeing 747-200 hoặc là ghi địa điểm tại một nước mà luật hối phiếu của nước đó trái với luật hối phiếu của nước mình. Vì vậy phần lớn luật các nước cho phép bỏ trống địa điểm kí phát hối phiếu đòi nợ mà lấy địa chỉ ghi bên cạnh tên người kí phát là địa chỉ kí phát hối phiếu đòi nợ, ngược lại, nếu bên cạnh tên người kí phát không có ghi địa chỉ thì hối phiếu đòi nợ sẽ bị vô hiệu.

• Luật Các công cụ chuyển nhượng Việt nam 2005 quy định, nếu địa điểm kí phát không được xác định cụ thể trên hối phiếu đòi nợ, thì sẽ được coi hối phiếu đòi nợ đó là phát hành tại địa điểm kinh doanh hoặc nơi thường trú của Người kí phát.

i. Chữ kí của Người kí phát

• Người kí phát vào mặt trước ở góc bên phải cuối cùng của hối phiếu đòi nợ. Cách kí như thế nào là do luật ở nơi kí phát hối phiếu quy định.

k.Quyền và nghĩa vụ của người kí phát và người bị kí phát

• Người kí phát

➢ Quyền lợi

o Tạo lập hối phiếu đòi nợ để đòi tiền Người bị kí phát hoặc bất cứ người nào được đích danh chỉ định.

o Tạo lập hối phiếu đòi nợ quy định việc trả tiền theo lệnh của Người kí phát hoặc theo lệnh của bất cứ người nào do Người kí phát chỉ định

o Nhận tiền từ Người bị kí phát

o Xin chiết khấu hối phiếu đòi nợ tại ngân hàng để nhận được tiền trước khi hối phiếu đòi nợ đến hạn trả tiền.

o Xin thế chấp đòi nợ tại ngân hàng để vay tiền

o Chuyển ngượng quyền hưởng lợi hối phiếu đòi nợ cho một hay nhiều người khác hoặc hủy bỏ tờ hối phiếu đòi nợ.

o Các quyền pháp lí đối với các lợi ích tương lai khác của hối phiếu đòi như như quyền khiếu nại trước tòa án hoặc trọng tài khi bị vi phạm.

➢ Nghĩa vụ

o Trong trường hợp hối phiếu đòi nợ đã được chuyển nhượng cho một người khác mà người đó không thu được tiền, thì Người kí phải có nghĩa vụ trả tiền cho người đó.

o Người kí phát đã được kí tên không phải tên của chính mình sẽ phải chịu trách nhiệm như thể là kí tên của mình.

o Người kí phát có thể phủ nhận hoặc hạn chế trách nhiệm của mình bằng lời văn ghi trên hối phiếu đòi nợ. Tuy nhiên, điều quy định này chỉ có giá trị ràng buộc riêng đối với người kí phát hối phiếu đòi nợ.

• Người bị kí phát

➢ Quyền lợi

o Không chịu trách nhiệm đối với hối hiếu trước khi kì chấp nhận thanh toán hối phiếu đòi nợ.

o Chấp nhận hoặc từ chối trả tiền hối phiếu đòi nợ.

o Thực hiện nghĩa vụ quy định trên hối phiếu đòi nợ chỉ khi nào hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

o Kiểm tra dây chuyền kí hậu chuyển nhượng xem có hợp thức hay không trước khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền hối phiếu đòi nợ.

➢ Nghĩa vụ

o Trả tiền đối với hối phiếu trả tiền ngay khi xuất trình.

o Chấp nhận trear tiền đối với hối phiếu đòi nợ trả chậm khi xuất trình.

o Thực hiện các nghĩa vụ khác do luật hối phiếu đòi nợ quy định.

5. Quy trình lưu thông hối phiếu đòi nợ

a. Hối phiếu đòi nợ trả tiền ngay

b. Hối phiếu đòi nợ trả tiền chậm

6. Chấp nhận hối phiếu

a. Chấp nhận hối phiếu

• Thanh toán ngay: chấp nhận thanh toán ngay.

• Thanh toán chậm: chấp nhận thanh toán.

b. Thời hạn thanh toán

• Là 12 tháng nếu không có yêu cầu cụ thể.

• Theo quy định thời hạn mà 2 bên yêu cầu.

c. Hình thức kí hối chấp nhận

• Kì chấp nhận ở mặt trước hoặc mặt sau kèm theo số tiền đồng ý thanh toán “Accepted 100% the amount of B/E”.

• Có thể kí bằng văn bản riêng.

d. Bảo lãnh hối phiếu

• Là sự cam kết của người thứ ba trả tiền cho người hưởng hối phiếu đến hạn trả tiền (thông thường là các ngân hàng).

• Hình thức bảo lãnh được thực hiện bằng cách ghi chữ bảo lãnh vào mặt trước hoặc mặt sau của tờ hối phiếu và người bảo lãnh sẽ kí tên lên hối phiếu.

• Hoặc có thể thực hiện việc bảo lãnh bằng một văn bản riêng gọi là bảo lãnh bí mật.

Trên đây là Các thông tin về hối phiếu trong thanh toán quốc tế.

Hy vọng bài viết của Thanh toán Quốc tế sẽ hữu ích với bạn học xuất nhập khẩu.

>>>>>> Tham khảo thêm:

Phân biệt Vận đơn gốc và Vận đơn copy

Xử lý sai sót trong chứng từ thanh toán L/C

Nội dung trên chứng từ thanh toán L/C

Phân biệt Vận đơn đích danh, Vận đơn vô danh, Vận đơn theo lệnh

Phân biệt vận đơn tàu chợ, vận đơn tàu chuyến và vận đơn tàu container

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *