Thứ ba, Tháng mười hai 3
Shadow

Ngoại Hối Là Gì? Đối Tượng, Mục Đích Của Quản Lý Ngoại Hối

Thị trường Ngoại hối ngày càng sôi động hơn trong thời điểm gần đây, đặc biệt khi thị trường tiền ảo đang ngày càng manh mún hiện nay. Nhiều dạng nhà đầu tư tham gia vào thị trường này từ người lao động cho đến các chuyên gia chứ không giới hạn về thành phần tham gia như ngày trước.

Vậy thị trường Ngoại hối là gì? Các lưu ý trong quản lý Ngoại Hối sẽ được thanhtoanquocte.com chia sẻ trong bài viết dưới đây:

>>>>>> Bài viết xem nhiều: Nên học xuất nhập khẩu online ở đâu

1.Ngoại hối là gì?

Ngoại hối được viết tắt từ Foreign exchange được hiểu là thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ

Theo khoản 1 điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005, các tài sản được coi là ngoại hối bao gồm:

– Ngoại tệ: Ngoại tệ là đồng tiền nước ngoài hoặc đồng tiền chung của một nhóm nước.

– Công cụ thanh toán bằng ngoại tệ, đây là công cụ thanh toán được ghi bằng tiền nước ngoài như: séc, hối phiếu, lệnh phiếu, thẻ ngân hàng, giấy chuyển ngân

– Các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ như: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu

– Vàng: bao gồm vàng thuộc dự trữ của nhà nước, vàng trên tài khoản nước ngoài của người cư trú, vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng.

– Đồng tiền quốc gia-bản tệ, đồng tiền quốc gia được xem là ngoại hối nếu đồng tiền đó được sử dụng trong thanh toán quốc tế, hoặc được chuyển vào chuyển ra (xuất nhập khẩu) khỏi quốc gia.

– Tiền mã hóa: Là các loại tiền tệ được đảm bảo nhờ sức mạnh xử lý của mạng lưới máy tính toàn cầu thay vì các chính phủ.

– Ví dụ:

+ Bitcoin

+ Ethereum

+ Forex

+ …

2. Thị trường ngoại hối là gì?

Thị trường ngoại hối có tên tiếng anh là Forex market bao gồm Forex, FX, hoặc thị trường tiền tệ. Đây là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ. Những người tham gia chính trong thị trường này là các ngân hàng quốc tế lớn.

Các trung tâm tài chính khắp thế giới giữ chức năng như các neo của trao đổi giữa một loạt các loại người mua và người bán khác nhau suốt ngày đêm, ngoại trừ những ngày cuối tuần. EBS và Reuters’ dealing 3000 là hai nền tảng trao đổi FX liên ngân hàng chính. Thị trường ngoại hối xác định giá trị tương đối của các tiền tệ khác nhau.

Ngoại Hối Là Gì? Đối Tượng, Mục Đích Của Quản Lý Ngoại Hối

3. Quy định về ngoại hối – quản lý ngoại hối tại Việt Nam?

Ở Việt Nam, Nhà nước thực hiện việc kiểm soát hoạt động ngoại hối trên thị trường thông qua các cơ quan chức năng là Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam tham gia vào hoạt động ngoại hối trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế với hai tư cách:

Là người tổ chức, quản lý, điều hành thị trường ngoại hối trong nước:

Theo quy định tại Điều 31 Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010, thẩm quyền quản lý nhà nước về ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam gồm những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:

– Quản lý ngoại hối và sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ.

– Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối.

– Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp hạn chế giao dịch ngoại hối để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.

– Tổ chức, quản lý, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

– Nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.

Là người có thẩm quyền quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước:

Căn cứ theo Điều 32 của Luật ngân hàng nhà nước năm 2010, Ngân hàng nhà nước còn được trao thẩm quyền quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước để trực tiếp thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, điều hoà cán cân thanh toán quốc tế…

Về quản lý ngoại hối, được quy định tại Pháp lệnh ngoại hối 2005. Pháp lệnh Ngoại hối có ưu điểm là một bước tiến mới trong cải cách cơ chế hoạt động quản lý ngoại hối, mặt khác nó là một nhân tố đặc biệt trong sự hội nhập của nền kinh tế.

Pháp lệnh Ngoại hối 2005 được ban hành nhằm:

– Giải quyết các vấn đề trong hệ thống các quy định về quản lý ngoại hối

– Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất thể hóa các quy định trong quản lý ngoại hối và đảm bảo hiệu lực trong các quy định về quản lý ngoại hối.

Pháp lệnh Ngoại hối 2005 đã xây dựng một hệ thống quản lý chặt chẽ nhằm đổi mới đáng kể. Mặt khác, chính phủ và ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản dưới luật đẻ nhằm đảm bảo về việc quản lý ngoại hối. Kể từ khi Pháp lệnh Ngoại hối được ban hành, những quy định về tự do hóa trong quản lý ngoại hối đã được thể chế hóa. Bên cạnh những quy định thông thoáng, cởi mở, chính sách QLNH cũng quy định một số biện pháp hạn chế, hoặc bắt buộc về ngoại hối được áp dụng tạm thời trong những điều kiện khẩn cấp nhằm đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.

4.Quy định pháp lý về ngoại hối:

– Luật ngân hàng nhà nước 2010;

– Pháp lệnh Ngoại hối 2005;

– Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;

– Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối;

– Nghị định số 70/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. (thay thế Nghị định số 160/2006/NĐ – CP);

– Thông tư số 16/2014/TT-NHNN Hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú, người không cư trú tại ngân hàng được phép;

– Thông tư số 21/2014/TT-NHNN Hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. …Và các văn bản pháp luật liên quan khác.

Hy vọng bài viết của Thanh toán Quốc tế sẽ hữu ích với bạn học xuất nhập khẩu.

>>>>>> Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *