Thứ Ba, Tháng Tư 16
Shadow

Phân biệt Vận đơn gốc và Vận đơn copy

Căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông, vận đơn đường biển được chia thành Vận đơn gốc và vận đơn copy.

Vận đơn là một chứng từ vận tải do người vận chuyển (Shipper), đại lý của người vận chuyển (Agent Forwarder) ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và đang chờ xếp lên tàu.

>>>>>> Xem thêm: Phân biệt Vận đơn đích danh, Vận đơn vô danh, Vận đơn theo lệnh

1.Vận đơn gốc

Là bộ bill do hãng tàu/bay hoặc do FWD phát hành tại đầu xuất khẩu, có ghi chữ “original” trên tên vận đơn,hoặc dấu mộc đỏ dập trên mặt trước vận đơn;

Một bộ vận đơn thường có 03 bản gốc, nếu 01 trong 03 bản gốc đã được xuất trình được để nhận hàng thì 02 bản còn lại không còn giá trị nhận hàng.

Vận đơn gốc thường dùng cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit), nhờ thu (Collection).

Trong thanh toán bằng L/C,thông thường người NK sẽ yêu cầu người XK gửi cho họ 01 trong 03 bản gốc (02 bản gốc còn lại gửi cho ngân hàng Mở giữ). Người XK tuyệt đối không nên gửi một bản gốc ký hậu để trống vì lúc này người NK có thể nhận hàng mà không cần ngân hàng Mở giao 02 bản gốc kia. Một khi người NK đã lấy hàng bằng bản gốc thứ nhất. thì hai bản gốc còn lại không có giá trị nhận hàng.

Người xuất khẩu phải gửi chuyển phát nhanh sang cho người nhận hàng làm thủ tục lấy hàng nên tốn kém chi phí gửi và phức tạp trong quá trình theo dõi và thất lạc.

Nhà nhập khẩu phải có vận đơn gốc mới lấy được lệnh giao hàng từ đại lý vận chuyển đầu nhập khẩu.

Chỉ có vận đơn gốc mới chuyển nhượng/sang tay được.

>>>>>> Xem nhiều: Nên học xuất nhập khẩu online ở đâu

2.Vận đơn copy (Bill surrendered)

Là vận đơn được dập chữ “Copy” và/hoặc chữ “Non-negotiable (không chuyển nhượng được)” trên mặt trước vận đơn. Vận đơn Copy luôn đi kèm vận đơn gốc. Một bộ vận đơn thường có 03 bản copy.

Sử dụng vận đơn Copy giúp nhanh chóng và thuận lợi cho người gửi và người nhận hàng. Ngoài ra, cần có sự tin tưởng giữa người gửi và người nhận hàng

Phương pháp này tốn phí và được gọi là Telex fee.

3.Cách phân biệt Vận đơn gốc và Vận đơn copy

Hiện nay, vận đơn là loại chứng từ được in sẵn và một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó có 3 bản gốc và nhiều bản sao nên việc thể hiện Vận đơn gốc và vận đơn copy như sau:

Cách 1: Vận đơn được in hoàn toàn giống nhau, khi phát hành, nếu là bản gốc thì đóng thêm dấu “Original”, còn nếu bản sao thì đóng thêm dấu “copy” lên mặt trước tờ vận đơn

Cách 2: Nếu là bản gốc thì in sẵn chữ “Original”, nếu là bản sao thì in sẵn chữ “copy” lên mặt trước của tờ vận đơn

Cách 3: Nếu là bản gốc thì in “Negotiable origin”, nếu là bản sao thì in “Copy-Non-Negotiable”

Cách 4: Thể hiện vận đơn gốc theo thông lệ vận tải quốc tế: “Original” – Bản gốc thứ nhất; “Duplicate” – Bản gốc thứ hai; “Triplicate” – Bản gốc thứ ba

Cách 5: Ghi thứ tự các bản vận đơn gốc như sau: “First Original” – Bản gốc thứ nhất; “Second Original” – Bản gốc thứ hai; “Third Original” – Bản gốc thứ ba

Vận đơn gốc và vận đơn copy là gì? Cách phân biệt hiệu quả
Hướng dẫn cách phân biệt nhanh hiệu quả vận đơn copy với vận đơn gốc B/L.

Trong đó, 2 cách thể hiện không có chữ “Original” nhưng vẫn được xem là bản gốc, vì nó là thông lệ quốc tế trong vận tải biển. Cần lưu ý, đối với vận đơn gốc có thể là không lưu thông được (Non – Negotiable) và vận đơn lưu thông được (Negotiable).

Những vận đơn gốc mà trên đó quy định hàng hóa được giao theo lệnh hay vô danh là những vận đơn chuyển nhượng được, song nếu vận đơn gốc quy định giao hàng đích danh thì không thể chuyển nhượng. Còn đối với tất cả các bản sao vận đơn đều không thể chuyên nhượng (Copy Non – Negotiable).

Trên đây là cách phân biệt Vận đơn đích danh, Vận đơn vô danh, Vận đơn theo lệnh.

Hy vọng bài viết của Thanh toán Quốc tế sẽ hữu ích với bạn học xuất nhập khẩu.

5/5 - (1 bình chọn)

1 Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *