Căn cứ vào phương thức thuê tàu, chúng ta chia thành 3 loại vận đơn bao gồm: Vận đơn tàu chợ, vận đơn tàu chuyến và vận đơn tàu container.
Các loại vận đơn theo phương thức thuê tàu là loại vận đơn được phát hành trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở theo các loại theo hợp đồng thuê tàu đó và trong đó có ghi câu tương tự “Phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu”.
Vận đơn về các phương thức thuê tàu có đặc điểm như thế nào, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây:
»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt Nhất
Phân biệt vận đơn tàu chợ, vận đơn tàu chuyến và vận đơn tàu container
Tùy thuộc vào phương thức thuê tàu khác nhau, mỗi loại Vận đơn tàu chợ, vận đơn tàu chuyến và vận đơn tàu container sẽ có các đặc điểm khác nhau như sau:
1. Vận đơn tàu chợ
Tàu chợ (Liner) là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định và theo một lịch trình đã định trước. Như vậy, khi hàng hóa được gửi theo tàu chợ, người chuyên chở sẽ cấp cho người gửi hàng một vận đơn, gọi là vận đơn tàu chợ.
Khác với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, trên mặt sau vận đơn tàu chợ in sẵn các điều khoản và điều kiện về chuyên chở hàng hóa, còn mặt trước vận đơn có chữ ký của người chuyên chở. Khi có tranh chấp xảy ra, người ta dùng vận đơn (các điều khoản ghi ở mặt sau) hoặc Công ước quốc tế để giải quyết.
Như vậy, vận đơn tàu chợ có giá trị không những là chứng từ sở hữu hàng hóa, mà còn có giá trị pháp lý đầy đủ như một hợp đồng chuyên chở.
>>>>>> Xem thêm: Phương thức thanh toán CAD là gì? Quy trình thực hiện thanh toán CAD
»»» Học Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Ở Đâu Tốt
2. Vận đơn tàu chuyến
Tàu chuyến (Voyage Charter) là tàu được thuê theo chuyến để chuyên chở hàng hóa giữa các cảng theo yêu cầu của chủ hàng mà không theo một tuyến đường nhất định. Khi hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng thuê tàu chuyến, thì chủ tàu hay thuyền trưởng sẽ phát hành một vận đơn tàu chuyến và trên vận đơn có ghi cầu “sử dụng với hợp đồng thuê tàu – to be used with charter party” hoặc câu “phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu – Issued pursuant to charter party dated…”, nghĩa là biểu hiện sự phụ thuộc của vận đơn vào hợp đồng thuê tàu.
Thông thường, trên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chỉ dẫn chiếu đến một số điều khoản nhất định ghi ở mặt trước, các điều khoản khác được dẫn chiếu đến hợp đồng thuê tàu. Do có tính ràng buộc như vậy, nên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu không có tính độc lập, mà phụ thuộc vào một văn bản khác, đó là hợp đồng thuê tàu; trong khi đó, các nội dung của hợp đồng thuê tàu lị do các bên ký kết thỏa thuận. Chính vì vậy, việc chuyển nhượng vận đơn theo hợp đồng thuê tàu phức tạp hơn so với vận đơn thông thường, vì vậy việc chuyển nhượng phải phụ thuộc vào các nội dung quy định trong hợp đồng thuê tàu.
Hơn nữa, khi có tranh chấp về việc chuyên chở hàng hóa, thì người ta dùng hợp đồng thuê tàu làm căn cứ giải quyết, vì hợp đồng điều chỉnh mới quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu.
3. Vận đơn Container
Vận đơn nguyên Container (FLC)
Khi người chuyên chở nhận hàng trực tiếp từ người gủi hàng là những container nguyên đã được niêm phong kẹp chì, thì người chuyên chở sẽ cấp cho người gửi hàng một vận đơn gọi là Container Bill of Lading.
Thông thường, vận đơn container được cấp trước khi container được bốc lên tàu, do đó nó thuộc loại vận đơn nhận hàng để chở.
Vận đơn Container hàng lẻ (LCL)
Trong nhiều trường hợp, người gủi hàng không có đủ hàng để gửi nguyên container, do đó, sẽ có một người đứng ra tổ chức gom hàng từ những người gửi hàng lẻ. Khi gom hàng, người gom hàng sẽ cấp cho những người gửi hàng lẻ một đơn, gọi là vận đơn gom hàng. Vận đơn gom hàng do người gom hàng phát hành cho người gửi hàng lẻ.
Tại cảng đích, người nhận hàng không xuất trình vận đơn cho hãng tàu để nhận hàng, mà xuất trình cho đại diện hay đại lý của người gom hàng ở cảng đích để nhận hàng.
Nhìn chung, vận đơn gom hàng vẫn được dùng trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng và thanh toán, nhưng để chắc chắn được ngân hàng chấp nhận thanh toán, trong L/C phải có điều khoản quy định “vận đơn của người gom hàng” cũng được chấp nhận.
Sau khi gom đủ hàng, người gom hàng sẽ xếp hàng đầy container, làm thủ tục hải quan niêm yết kẹp chì rồi giao cho người chuyên chở. Sau khi nhận nguyên container để chở, người chuyên chở sẽ cấp cho người gom hàng một vận đơn nguyên container. Trên vận đơn FLC, người gửi hàng là người gom hàng, người nhận hàng là đại diện hay đại lý của người gom hàng tại cảng đích.
Loại vận đơn này chỉ được dùng vào vận chuyển giao nhận hàng hoá và điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa người chuyên chở và người gom hàng mà không có chức năng là chứng từ thanh toán theo phương thức L/C.
Trên đây là cách phân biệt vận đơn tàu chợ, vận đơn tàu chuyến và vận đơn tàu container.
Hy vọng bài viết của Thanh toán Quốc tế sẽ hữu ích với bạn học xuất nhập khẩu.