Thứ Ba, Tháng Tư 23
Shadow

Phương thức thanh toán ủy thác mua – thanh toán AP là gì?

Phương thức thanh toán AP hay còn gọi là phương thức uỷ thác mua (Authority to Purchase-A/P) là phương thức thanh toán mà trong đó ngân hàng bên nhập khẩu, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu viết đơn yêu cầu ngân hàng đại lí ở nước người phát hành một A/P trong đó cam kết sẽ mua hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát với điều kiện chứng từ của người xuất khẩu xuất trình phù hợp với các điều kiện đặt ra trong thư uỷ thác (A/P).

Ngân hàng đại lý căn cứ vào những điều khoản quy định của thư uỷ thác
mà quyết định mua hối phiếu.

>>>>>> Xem thêm: Nội dung kiểm tra L/C trong thanh toán quốc tế

1.Đặc điểm về phương thức thanh toán ủy thác mua – thanh toán AP là gì?

Quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác:

  • Bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác. (Điều 156 Luật Thương mại 2005).
  • Bên ủy thác là bên giao cho bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và không nhất thiết phải có tư cách thương nhân.
  • Nội dung của hoạt động ủy thác này, bên nhận ủy thác chỉ được bên ủy thác ủy quyền mua hoặc bán hàng hóa cụ thể nào đó cho bên thứ ba.
  • Quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa phát sinh khi các bên xác lập hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa:
  • Hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. (Điều 159 Luật Thương mại 2005)
  • Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng dịch vụ, do đó đối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là công việc mua bán hàng hóa do bên nhận ủy thác tiến hành theo sự ủy quyền của bên ủy thác.

Ví dụ:

Một doanh nghiệp ở Việt Nam muốn nhập khẩu hàng hoá ở Mỹ thì cần phải đem vốn gửi trước tại ngân hàng của Mỹ thì mới có thể mở thư tín dụng để mua hàng hoá. Ngân hàng đại lý sẽ căn cứ vào điều khoản của thư uỷ thác mua mà trả tiền hối phiếu, ngân hàng bên mua thu tiền của người mua và giao chứng từ cho họ.

(Khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ các nước giàu thường viện cớ rằng ngân hàng các nước nghèo không đủ tín nhiệm nên không thể tự mình đảm bảo cho thư tín dụng của mình mở cho thương nhân xuất khẩu ở các nước giàu).

2.Rủi ro của Bên ủy thác và Bên nhận ủy thác mua

Rủi ro của Bên ủy thác

  • Doanh nghiệp, cá nhân sử dụng dịch vụ , phải chịu chi phí cho dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu (hay còn gọi là hoa hồng ủy thác).
  • Doanh nghiệp bị thiếu chủ động và nắm được ít thông tin vì bị hạn chế do phải làm việc thông qua một bên thứ 3.
  • Có khả năng gặp phải một số rủi ro nhất định về thông tin từ nhà cung cấp và sản phẩm nhập khẩu. Trong một số trường hợp, chủ hàng nhập khẩu thực sự có thể bị quên đi vai trò khi người được ủy thác và người bán đã quen làm việc và giao dịch với nhau.

Rủi ro bên nhận ủy thác.

Chịu mọi trách nhiệm pháp lý : vì công ty này đã thay mặt cho người nhập khẩu đứng tên trên giấy tờ, chịu mọi trách nhiệm pháp lý khi nhập hàng vào. Do đó, nếu xảy ra trường hợp mặt hàng bên trong lô hàng được nhập hay xuất ra là loại hàng cấm thì đơn vị làm dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu đang thực hiện trái pháp luật. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đơn vị nhận ủy thác.

3.Quyền và nghĩa vụ của Bên ủy thác và Bên nhận ủy thác đối với Hợp đồng ủy thác

Uỷ thác mua bán hàng hóa là một trong những phương thức, quy chế quan trọng được các thương nhân thường xuyên sử dụng trong quá trình kinh doanh quốc tế, tuy nhiên đây là hoạt động thương mại mà trên thực tế dễ xảy ra nhiều tranh chấp vì sự thiếu đồng bộ về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên: “ủy thác và bên nhận ủy thác”. Vì thế để đảm bảo về lợi ích giữa các bên liên quan, theo quy định tại “Điều 162 và Điều 163 Luật Thương mại 2005” thì quyền, nghĩa vụ của bên ủy thác trong hợp đồng ủy thác mua hàng hóa được quy định cụ thể như sau:

Bên ủy thác

Quyền của Bên ủy thác

Yêu cầu bên nhận ủy thác thông tin đầy đủ về tình hình thực hiện hợp
đồng ủy thác thương mại.

Không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên ủy thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái luật, (trừ trường hợp quy định tại “khoản 4 Điều 163 của Luật Thương mại 2005”).

Nghĩa vụ của Bên ủy thác

  • Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác. Kịp thời đưa ra các chỉ dẫn cụ thể phù hợp với hợp đồng ủy thác để bên nhận ủy ác thực hiện công việc ủy thác.
  • Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền và trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
  • Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng ủy thác.
  • Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
  • Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.

Bên nhận ủy thác

Quyền của Bên nhận ủy thác

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các quyền sau đây:

  • Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
  • Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác;
  • Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho bên uỷ thác.
  • Nghĩa vụ của Bên nhận ủy thác
  • Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;
  • Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
  • Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận;
  • Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;
  • Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác
  • Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận
  • Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.

Bên cạnh đó:

  • Bên nhận uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ thác khác nhau.
  • Bên nhận uỷ thác không được uỷ thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá đã ký, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên uỷ thác.

Phương thức thanh toán ủy thác mua - thanh toán AP là gì?

4.Hợp đồng ủy thác

Khái niệm

Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa có thể được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện được thoả thuận với bên uỷ thác và bên ủy thác có nghĩa vụ trả thù lao cho việc ủy thác của bên được ủy thác.

Đặc điểm

  • Trong hợp đồng ủy thác, bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác.
  • Thêm nữa, theo quy định của Điều 161 Luật Thương Mại 2005, thương nhân nhận ủy thác có thể nhận ủy thác thức mua bán hàng hóa cho nhiều bên ủy thác khác nhau.
  • Bên ủy thác là bên giao cho bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và bên này không nhất thiết phải có tư cách thương nhân.

Đối tượng

  • Đối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là công việc mua bán hàng hóa do bên nhận ủy thác tiến hành theo sự ủy quyền của bên ủy thác.
  • Hàng hóa được mua bán theo yêu cầu của bên ủy thác là đối tượng của hợp đồng mua bán giao kết giữa bên nhận ủy thác với bên thứ ba chứ không phải là đối tượng của hợp đồng ủy thác.

Nội dung của hợp đồng ủy thác

  • Thông tin của bên ủy thác và bên nhận ủy thác
  • Nội dung công việc ủy thác: Bên ủy thác ủy thác cho bên nhận ủy thác –mua bán những hàng hóa nào, đơn vị tính, số lượng, đơn giá…
  • Thù lao ủy thác: Thù lao, phương thức thanh toán, trách nhiệm do chậm thanh toán…
  • Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác.
  • Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác.
  • Chấm dứt và thanh lý hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa.
  • Giải quyết tranh chấp.
  • Điều khoản cuối cùng.

Ví dụ về Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (hình 4.1)

Hình 4.1: Hợp đồng Ủy thác xuất khẩu

5.Phân biệt ủy thác mua bán và đại lý thương mại

Giống nhau:

  • Đều là hoạt động trung gian thương mại
  • Bên cung ứng dịch vụ đều là thương nhân.
  • Quyền nghĩa vụ giữa các bên phát sinh trên cơ sở hợp đồng, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa và hợp đồng đại lý tương ứng với mỗi hoạt động.
  • Bên cung ứng dịch vụ nhân danh chính mình tham gia quan hệ thương mại.
  • Đều phải được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Khác nhau:

Tiêu chí Ủy thác mua bán hàng hóa Đại lý thương mại
Khái niệm Là phương thức thanh toán quốc tế theo yêu cầu ngân hàng của bên nhập khẩu ra văn bản yêu cầu ngân hàng đại lý ở bên xuất khẩu phát hành ủy thác mua hàng cam kết sẽ mua hối phiếu của bên xuất khẩu,  ký phiếu với điều kiện xuất trình chứng từ phù hợp với các điều khoản trong ủy thác mua hàng và phải được đại diện bên nhập khẩu xác nhận thanh toán. Là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Phạm vi ủy quyền Chỉ thực hiện hoạt động mua hoặc bán hàng hóa theo điều kiện mà bên ủy thác đã đặt ra trong thỏa thuận. – Thực hiện hoạt động mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý.

– Hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Chủ thể – Bên nhận ủy thác là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác

– Bên xuất khẩu là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhập khẩu thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình.

– Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.

– Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

Đối tượng Tất cả hàng hóa. Hàng hóa, tiền và dịch vụ.
Hình thức hợp đồng – Đây là sự cam kết trả tiền có điều kiện (điều kiện về chứng từ) của ngân hàng đối với người bán.

– Sự cam kết thanh toán của ngân hàng ở đây được đảm bảo bằng tiền.

Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Mối quan hệ Bên nhận ủy thác nhân danh mình thực hiện việc mua bán hàng hóa theo sự ủy thác. Nhân danh chính mình.
Trường hợp áp dụng Áp dụng chủ yếu trong các hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị, các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao. Xác lập bằng hợp đồng, hợp đồng đại lý được giao kết giữa thương nhận giao đại lý và thương nhân làm đại lý.
Thù lao Trả thù lao ủy thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác. Trả thù lao theo hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

Hy vọng bài viết của Thanh toán Quốc tế sẽ hữu ích với bạn học xuất nhập khẩu.

>>>>>> Bài viết xem nhiều: Nên học xuất nhập khẩu online ở đâu

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *