Quy trình chuyển tiền trong thanh toán quốc tế như thế nào? Có rất nhiều người quan tâm đến cách thức chuyển tiền bởi đây là phương thức thanh toán được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Đặc biệt, những doanh nghiệp mới thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương sử dụng thanh toán bằng chuyển tiền cần đặc biệt lưu ý về quy trình chuyển tiền.
>>>>>> Xem thêm: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế
1. Phương Thức Chuyển Tiền Trong Thanh Toán Quốc Tế
Để biết rõ về quy trình chuyển tiền trong thanh toán quốc tế, bạn cần hiểu rõ về phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế
Phương thức chuyển tiền là gì?
Chuyển tiền có thể thực hiện dưới hai hình thức: chuyển bằng thư (Mail transfer – M/T) và chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer – T/T). Theo hình thức thứ nhất, ngân hàng thực hiện chuyển tiền bằng cách gửi thư cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. Theo hình thức này, chi phí chuyển tiền thấp, nhưng tốc độ chậm, do vậy dễ bị ảnh hưởng nếu có biến động nhiều về tỷ giá.
Chuyển tiền bằng điện tức là ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. Theo cách này, chi phí chuyển tiền cao hơn nhưng nhanh chóng hơn, do vậy ít bị ảnh hưởng của biến động tỷ giá.
Thông thường, phương thức chuyển tiền được thực hiện sau khi giao hàng, trên thực tế người ta có thể thực hiện chuyển tiền trước khi giao hàng trong trường hợp người mua ứng trước một phần tiền hàng cho người bán. Khoản tiền này thực chất là một khoản tín dụng do người mua cấp cho người bán, hay cũng có thể coi là một khoản tiền đặt cọc để tạo sự yên tâm cho bên bán giao hàng đồng thời ràng buộc người mua phải nhận hàng.
Trong tình huống này, hai bên cần ghi rõ trong hợp đồng mua bán. Người ta cũng có thể vận dụng hình thức chuyển tiền trả chậm một khoảng thời gian sau khi giao hàng mà thực chất đây là một hình thức mua bán chịu. Ngược lại với tình huống trên, trong tình huống này chính là người bán cấp tín dụng cho người mua.
Hiện nay hình thức chuyển tiền bằng điện được sử dụng phổ biến hơn cả. Hình thức chuyển tiền bằng điện được chia làm hai hình thức:
+ Chuyển tiền trả trước(TT): là nhà Nhập khẩu thanh tóan trước một khoản tiền cho nhà Xuất khẩu trước khi giao hàng.
+ Chuyển tiền sau (TT after shipment): là nhà Nhập khẩu thanh toán tiền cho nhà Xuất khẩu sau khi nhận hàng
2. Rủi ro khi sử dụng phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế
Rủi ro khi chuyển tiền trả trước:
Rủi ro cho nhà xuất khẩu (thấp):
Giao hàng sau khi nhận được tiền hàng, như vậy Người xuất khẩu không chịu bất cứ rủi ro nào
Rủi ro cho nhà nhập khẩu (cao):
Nhà xuất khẩu có thể giao hàng không phù hợp với các yêu cầu chất lượng
Nhà xuất khẩu có thể không giao hàng hoặc giao hàng trễ
Trong trường hợp trên lợi nhuận sẽ bị giảm
Rủi ro khi chuyển tiền trả sau:
Rủi ro cho nhà xuất khẩu (cao):
Người chịu trách nhiệm thanh toán hối phiếu, không thanh toán- do có tranh chấp
Người chịu trách nhiệm thanh toán hối phiếu, không thể thanh toán- không đủ khả năng trả nợ/ không có tiền mặt
Không có đủ ngoại tệ
Không còn kiểm soát hàng hóa
Rủi ro cho nhà nhập khẩu: không có
3. Quy trình chuyển tiền trong thanh toán quốc tế
Doanh nghiệp cần hiểu rõ về Quy trình chuyển tiền khi thanh toán quốc tế để có sự chuẩn bị kịp thời về bộ chứng từ thanh toán quốc tế.
Quy trình chuyển tiền cụ thể như sau:
Bước 1: Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thỏa thuận
Bước 2 :. Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho Ngân hàng của nước mình chuyển ngoại tệ ra bên ngoài.
Bước 3: Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của người yêu cầu chuyển tiền
Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho Ngân hàng trả tiền ở nước người hưởng lợi
Bước 5: Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản Ngân hàng chuyển tiền.
Bước 6: Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản người hưởng lợi
4. Điều kiện Ngân hàng đồng ý thực hiện giao dịch quy trình chuyển tiền?
Mục đích chuyển tiền phải phù hợp với quy định của pháp luật về ngoại hối và thanh toán
Chứng từ phải đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ
Form mẫu của NH được điền đầy đủ thông tin KH phải đủ tiền đề chuyển và trả phí
Hồ sơ chuyển tiền phải chứng minh được:
+ Nhân thân của người chuyển tiền
+ Nhân thân của người nhận tiền
+ Quan hệ giữa người gửi tiền và người nhận tiền
+ Nguồn gốc hợp pháp của số tiền chuyển
+ Mục đích chuyển tiền
Lưu ý: thời gian chuyển tiền; số tiền chuyển
Hồ sơ chuyển tiền mậu dịch bao gồm:
+ Giấy đề nghị chuyển tiền
+ Hợp đồng mua bán ngoại thương
+ Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu (đối với thanh toán trả sau)
+ Công văn nợ tờ khai hải quan (đối với thanh toán trả trước)
+ Hóa đơn thương mại (nếu có)
+ Công văn đồng ý chuyển tiền của Ngân hàng Nhà nước khi thời gian chuyển tiền quá 1 năm kể từ ngày kê khai Hải Quan.
5. Khi nào nên sử dụng phương thức chuyển tiền?
Phương thức thanh toán chuyển tiền có nhiều rủi ro nên doanh nghiệp chỉ sử dụng cho các mối quan hệ giữa các đối tác tin cậy lẫn nhau hoặc quy mô thanh toán nhỏ. Nó thường được áp dụng cho các trường hợp chuyển vốn đầu tư, chuyển tiền tư nhân, chuyển tiền chính phủ, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hoặc cho các nghiệp vụ thanh toán phi mậu dịch khác. Trong quan hệ thanh toán mậu dịch, không nên sử dụng trong thanh toán hàng xuất khẩu mà chỉ nên sử dụng trong thanh toán hàng nhập khẩu.
Đồng thời, phương thức chuyển tiền được thực hiện sau khi giao hàng, trên thực tế người ta có thể thực hiện chuyển tiền trước khi giao hàng trong trường hợp người mua ứng trước một phần tiền hàng cho người bán.
Khoản tiền này thực chất là một khoản tín dụng do người mua cấp cho người bán, hay cũng có thể coi là một khoản tiền đặt cọc để tạo sự yên tâm cho bên bán giao hàng đồng thời ràng buộc người mua phải nhận hàng. Trong tình huống này, nhà xuất khẩu và nhập khẩu cần thỏa thuận rõ trong hợp đồng ngoại thương
Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể vận dụng hình thức chuyển tiền trả chậm một khoảng thời gian sau khi giao hàng mà thực chất đây là một hình thức mua bán chịu. Ngược lại với tình huống trên, trong tình huống này chính là người bán cấp tín dụng cho người mua, nó có lợi cho người mua.
Để nắm rõ về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, bạn có thể học thêm khóa học thanh toán quốc tế tại các trung tâm đào tạo uy tín, bạn có thể tham khảo bài viết về Học thanh toán quốc tế ở đâu tốt của chúng tôi để lựa chọn địa chỉ học thanh toán quốc tế phù hợp.
Bài viết tham khảo:
Hối phiếu trong thanh toán quốc tế
Phân biệt Vận đơn gốc và Vận đơn copy
Xử lý sai sót trong chứng từ thanh toán L/C
Từ khóa liên quan: Quy trình phương thức chuyển tiền, trường hợp áp dụng phương thức chuyển tiền,