Thứ Bảy, Tháng Tư 20
Shadow

Quy Trình Đàm Phán Hợp Đồng Ngoại Thương

Đối với các hoạt động thương mại quốc tế (mua bán hàng hóa quốc tế), cả người bán và người mua đều quan tâm đến các điều khoản cũng như giá cả hàng hóa bằng việc Đàm phán hợp đồng ngoại thương.

Vậy Đàm phán hợp đồng ngoại thương là gì? Lợi ích của đàm phán hợp đồng? Quy trình trình đàm phán hợp đồng ngoại thương? Một số rủi ro cần lưu ý trong quá trình đàm phán hợp đồng ngoại thương là gì? Thanh Toán Quốc Tế sẽ đề cập chi tiết qua bài viết dưới đây nhé

I. Đàm Phán Hợp Đồng Là Gì?

Đàm phán hợp đồng là hình thức có ít nhất hai chủ thể tham gia đàm phán, trao đổi thông tin qua đối thoại, thương lượng giữa các bên trên cơ sở nguyên tắc tự do ý chí nhằm xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa.

Ví dụ về đàm phán hợp đồng: Đàm phán hợp đồng nhập khẩu nho Mỹ về Việt Nam thì hai bên cần phải thông tin chính xác về khối lượng , giá cả hàng hóa, giấy tờ thủ tục cần có để có thể nhập khẩu về Việt Nam…

»»» REVIEW Khóa Học Thanh Toán Quốc Tế Ở Đâu Tốt Nhất

II. Lợi Ích Của Đàm Phán Hợp Đồng?

1. Giữ vững lập trường trước đối tác

Người đàm phán giỏi sẽ luôn biết cách trình bày nhận định của mình,không bị lay chuyển bởi đối tác. Phải như thế bạn mới thuyết phục được đối phương tin vào lập trường của bạn .

2. Cung cấp dữ liệu cho các hướng thuyết phục

Trong cuộc đàm phán là sự thuyết phục của cả hai bên đưa đến quyết định cuối cùng phù hợp nhất. Khi bạn nắm kĩ năng đàm phán tốt , bạn sẽ hiểu được :

– Điểm tốt và yếu của đối tác

– Tại sao phải đàm phán giữa hai bên

– Quyền lợi mà bạn nhận được khi đàm phán

Đây là một lợi thế trong đàm phán. Sẽ giúp bạn được điều nào nên điều chỉnh và giữ đúng lập trường của mình

3. Đảm bảo lợi ích phù hợp cho các bên

Một cuộc hợp tác thành công là khi cả hai cùng có lợi và cùng thực hiện trách nhiệm. Nếu một bên chèn ép và một bên bị thiếu không công bằng thì chắc chắn sẽ sinh ra mâu thuẫn.

4. Đẩy nhanh tiến trình đàm phán

Bạn có khả năng đàm phán giỏi sẽ giúp cuộc đàm phán của bạn đẩy nhanh tiến trình hơn. Mặc dù thời gian đàm phán còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa là : quy mô, thời tiết ,…

5. Duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên

Đàm phán giúp các doanh nghiệp có mối quan hệ tốt đẹp với nhau. Cả hai sẽ có sự hợp tác vui vẻ, xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài và hỗ trợ lẫn nhau.

III. Nguyên Tắc Trong Đàm Phán Hợp Đồng

Nguyên tắc đàm phán hợp đồng

Để đảm bảo đàm phán hợp đồng diễn ra hiệu quả và không vi phạm quy định pháp luật thì trong quá trình đàm phán các bên cần phải nghiêm chỉnh thực hiện theo các nguyên tắc sau:

1. Đảm bảo tự do đàm phán

Xuất phát từ nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận và tự do giao kết hợp đồng. Có tự do đàm phán thì giao kết hợp đồng mới được thực hiện tự do , cạnh tranh cơ chế thị trường tự do.Tự do đàm phán và ký kết hợp đồng là cần thiết nhưng ko phải yếu tố quyết định mà còn căn cứ cơ sở an toàn pháp lý cho hai bên.

2. Mời đàm phán

Lời mời trong đàm phán chỉ là tiến trình khởi đầu cho một cuộc đàm phán nên chưa phải là một giao dịch ký kết hợp đồng.

3. Đảm bảo không phát sinh trách nhiệm dân sự khi đàm phán bị thất bại

Không có quy định pháp lý nào quy định quá trình đàm phán phải đạt được kết quả , nên các bên ko chịu trách nhiệm khi đàm phán thất bại. Mỗi bên trong đàm phán có quyền từ bỏ cuộc đàm phán, mà không chịu bất cứ một trách nhiệm dân sự bồi thường cho phía bên kia các thiệt hại về tất cả loại chi phí phát sinh

4. Sự điều chỉnh pháp luật trong quá trình đàm phán hợp đồng

Phải nên có sự điều chỉnh pháp luật trong quá trình đàm phán để tránh rủi ro và đảm bảo an toàn pháp lý cho đôi bên

5. Nghĩa vụ cung cấp thông tin

Các bên tham gia đàm phán phải có trách nhiệm tìm hiểu khai thác thông tin liên quan đến giao dịch và tự bảo vệ quyền lợi cho chính mình.

6. Hợp đồng hóa giai đoạn đàm phán

Các bên thỏa thuận với nhau, lập kế hoạch đàm phán, xác định rõ trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các bên để tránh mâu thuẫn, xung đột

IV. Các Hình Thức Đàm Phán Hợp Đồng

Đàm phán hợp đồng diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, thường diễn ra dưới các hình thức sau: Đàm phán trực tiếp , đàm phán qua điện thoại , đàm phán qua thư…

1. Đàm phán trực tiếp

Đàm phán trực tiếp là quá trình gặp gỡ trực tiếp giữa các bên để thỏa thuận thương lượng các điều khoản trong hợp đồng.Trong quá trình đàm phán trực tiếp , các bên dễ nắm bắt được ý định cũng như quan điểm mong muốn của đối tác.Qua đó có thể cùng nhau thống nhất đưa ra giải pháp phù hợp cả hai.

2. Đàm phán qua điện thoại

Công nghiệp hóa , hiện đại hóa nền khoa học công nghệ phát triển thì phương thức đàm phán qua điện thoại ngày càng phát triển. Với phương pháp này sẽ tiết kiệm được thời gian, nắm bắt được cơ hội nhanh chóng.

Tuy nhiên khi đàm phán qua điện thoại sẽ không có bằng chứng hợp pháp cho sự thỏa thuận cả hai bên. Vì thế mà hiện nay người ta chuyển sang xu hướng đàm phán kết hợp điện thoại và telex/fax.

3. Đàm phán qua thư

Đàm phán qua thư là phương thức trao đổi thông tin giữa các bên bằng hình thức viết thư. Nguyện vọng và mong muốn cũng như lợi ích mà các bên muốn đạt được sẽ được thể hiện qua nội dung thư. Thực tế cho thấy phương thức đàm phán qua thư đã tạo ra được một nề nếp tốt trong quan hệ bạn hàng, vì vậy nó thường là bước khởi đầu trong đàm phán nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài.

V. Quy Trình Đàm Phán Ký Kết Hợp Đồng Ngoại Thương

1. Chuẩn bị đàm phán

Đây là giai đoạn lên kế hoạch, chuẩn bị các nội dung cần thiết cho cuộc đàm phán.

– Để cuộc đàm phán diễn ra thành công thì cần chuẩn bị tốt các yếu tố sau : ngôn ngữ , thị trường hàng hóa , kỹ năng đàm phán , thời gian cũng như địa điểm diễn ra cuộc đàm phán

– Sau khi chuẩn bị các yếu tố trên ta tiến hành thực hiện các công việc sau :

  • Đề ra mục tiêu cần thương lượng trong cuộc đàm phán
  • Xác định mục tiêu có thể đạt được và giới hạn thỏa thuận
  • Nắm bắt được điểm mạnh , điểm yếu của đối tác
  • Đề ra những giải pháp tối ưu trong trường hợp không đạt được thỏa thuận
  • Dự báo những ý kiến mà đối tác có thể sẽ đề xuất để có những biện pháp phản biện thích hợp
  • Xác định yếu tố có thể gây cản trở cuộc đàm phán
  • Tiến hành xây dựng chiến lược đàm phán

2. Quá trình đàm phán

– Khởi đầu quá trình đàm phán : tìm hiểu thông tin đối tác một cách trực tiếp

  • Có thể bắt đầu bằng những thông tin thời sự hot , vấn đề không liên quan để giúp cho cuộc đàm phán có không khí thoải mái hơn
  • Tạo niềm tin, uy tín cho đối tác
  • Luôn thể hiện thiện chí thông qua hoạt động có lợi cho việc xây dựng sự tin cậy giữa hai bên
  • Quan sát hành vi , cử chỉ , lời nói của đối tác để từ đó đánh giá mức độ tin cậy

– Thương lượng nội dung đàm phán : đây là giai đoạn cần thiết , quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp

  • Đưa ra quan điểm , đề nghị và lắng nghe đối tác
  • Nhượng bộ nếu cần : trường hợp quan điểm của cả hai bên đối lập nhau thì nên đồng tình với quan điểm đổi tác trước khi xoay quanh lập trường bản thân và thuyết phục đối tác.
  • Phá vỡ sự bế tắc : trường hợp hai bên đều không thể nhượng bộ thì có thể nhờ đến sự can thiệp của bên thứ ba như trung gian hòa giải
  • Tiến tới thỏa thuận : tập trung cố gắng sử dụng những kỹ năng thích hợp để có kí kết hợp đồng thành công.

– Kết thúc đàm phán : Quá trình đàm phán thành công , hai bên sẽ ký kết hợp đồng.

VI. Những Rủi Ro Trong Đàm Phán Hợp Đồng Ngoại Thương

Tùy vào từng hình thức giao dịch đàm phán khác nhau mà xảy ra những rủi ro khác nhau :

Đối với đàm phán trực tiếp: Thiếu sự hiểu biết về đối tác, chuẩn bị chưa đầy đủ thông tin liên quan đến cuộc đàm phán, kế hoạch đàm phán sơ sài, chưa nắm được kỹ năng đàm phán.

Đối với đàm phán qua điện thoại: Các bên có thể gặp rủi ro do sử dụng ngôn từ không hợp lệ, không rõ ý , kém linh hoạt, không lịch sự trong giao tiếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đàm phán.

Đối với đàm phán qua thư: Sự chuẩn bị kém về nội dung, hình thức làm cho khách hàng có sự nhầm lẫn về ngôn ngữ hay nội dung mà bên vận chuyển muốn chuyển tải do sự khác biệt về văn hóa, tập quán kinh doanh đối với khách hàng ở nơi khác đến có thể là khách nước ngoài

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi hữu ích với bạn! Bạn thể tham khảo các khóa học xuất nhập khẩu – logistics tại Thanh Toán Quốc Tế để trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn cần thiết trong công việc.

Xem thêm:

Tags: Đàm phán hợp đồng, quá trình đàm phán hợp đồng ngoại thương gồm có, quy trình đàm phán ký kết hợp đồng, kỹ năng đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế, nguyên tắc đàm phán hợp đồng, đàm phán hợp đồng là gì, lợi ích của đàm phán hợp đồng, các hình thức đàm phán hợp đồng, đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu, đàm phán hợp đồng ngoại thương, biên bản đàm phán hợp đồng, quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu, các bước đàm phán hợp đồng, rủi ro trong đàm phán hợp đồng ngoại thương, kỹ năng đàm phán hợp đồng thương mại, ví dụ về đàm phán hợp đồng, các giai đoạn đàm phán hợp đồng…

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *