Thứ Tư, Tháng Tư 24
Shadow

Nguyên nhân & cách khắc phục rủi ro trong thanh toán L/C

Thanh toán LC là phương thức thanh toán được được khoảng 70% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng để giao dịch mua bán quốc tế. Mặc dù thanh toán thư tín dụng chứng từ (L/C) là phương thức thanh toán khá an toàn nhưng vẫn sẽ có rủi ro nhất định.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được nguyên nhân & cách khắc phục rủi ro trong thanh toán L/C.

>>>>>> Xem thêm: Khóa học Thanh toán quốc tế chuyên sâu

1. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit)

Để hiểu rõ về phương thức thanh toán L/C, chúng ta cần biết thanh toán L/C là gì?

Thanh toán L/C là phương thức thanh toán mà theo đó dựa theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ngân hàng sẽ mở một thư tín dụng (văn bản bảo hành) cam kết với người thụ hưởng (nhà xuất khẩu) sẽ thanh toán, chấp nhận hối phiếu nếu nhà xuất khẩu trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều kiện và điều khoản được quy định trong thư tín dụng.

Nội dung của thư tín dụng chứng từ:

– Số hiệu, địa điểm và ngày mở thư tín dụng

– Loại thư tín dụng

– Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ

– Số tiền của thư tín dụng

– Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng

– Thời hạn trả tiền của thư tín dụng

– Thời hạn giao hàng

– Những nội dung về hàng hóa

– Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa

– Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình

– Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở thư tín dụng

– Sự cam kết của ngân hàng xác nhận

– Những điều khoản đặc biệt

– Chữ ký của ngân hàng thư tín dụng

2. Nguyên nhân & cách khắc phục rủi ro trong thanh toán L/C

Nguyên nhân: Thanh toán L/C là phương thức thanh toán an toàn, được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất trong các phương thức thanh toán quốc tế. Tuy nhiên do thanh toán chỉ dựa trên chứng từ nên nó cũng xảy ra nhiều tình huống rủi ro khi thanh toán L/C

rủi ro trong thanh toán L/C

»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tốt Nhất

Rủi ro đối với nhà nhập khẩu:

Rủi ro đến với nhà nhập khẩu có thể từ người bán , ngân hàng hoặc có thể là các yếu tố khách quan như tỷ giá, vận chuyển…

– Người thụ hưởng lợi không giao hàng và chứng từ bị làm giả.

– Hàng hóa được giao không đầy đủ, thiếu hàng hoặc không đúng như chất lượng đã thỏa thuận.

– Hàng hóa giao chậm do vận chuyển

– Giá cả thay đổi do áp dụng giá giao ngay tại thời điểm thanh toán

– Không thể lấy ký quỹ do ngân hàng phát hành bị phá sản

Rủi ro đối với ngân hàng

Rủi ro đến với ngân hàng có thể từ người mua, người bán hoặc đôi khi do không nắm rõ những được những tập quán, thông lệ quốc tế cũng như luật lệ quốc gia.

Rủi ro về tín dụng do ngân hàng ứng trước một khoản tiền nhưng có khả năng sẽ không thu hồi được khoản tiền đó

Rủi ro lỗi chứng từ như chứng từ chưa hoàn chỉnh nhưng ngân hàng phát hành lại không phát hiện vẫn thanh toán cho nhà xuất khẩu, chứng từ thanh toán L/C hoàn chỉnh nhưng ngân hàng phát hành cho rằng có lỗi nên không thanh toán, chứng từ quá quá thời hạn quy định không còn quyền từ chối thanh toán.

Cách khắc phục: Có rất nhiều rủi ro liên quan đến thanh toán LC, vì vậy cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu cần có cách để giảm thiểu rủi ro khi lựa chọn phương thức thanh toán này.

Đối với các nhà nhập khẩu: Một số biện pháp cần được thực hiện để ngăn ngừa rủi ro về chất lượng kém hoặc không đủ số lượng hàng hóa do người bán giao, chẳng hạn như:

+ Hãy nghiên cứu và chọn một đối tác xuất khẩu có uy tín.

+ Phái nghiên cứu kỹ về chính sách quản lý ngoại thương và chính sách quản lý ngoại hối của quốc gia.

+ Các điều khoản và điều kiện được thực thi bởi các nhà xuất khẩu được chỉ định.

+ Tài liệu kiểm tra và kiểm tra trước khi giao hàng của bên thứ ba là bắt buộc.

+ Mua bảo hiểm hàng hóa và thỏa thuận rõ ràng bên nào sẽ mua bảo hiểm hàng hóa.

+ Áp dụng tỷ giá kỳ hạn khi thanh toán thư tín dụng.

Đối với nhà xuất khẩu:

+ Kiểm tra tính chân thực của thư tín dụng.

+ Kiểm tra nội dung của thư tín dụng.

+ Cần kiểm tra kỹ: loại thư tín dụng, ngày mở thư tín dụng và thời hạn hiệu lực của thư tín dụng, số tiền của thư tín dụng.

+ Kiểm tra thời hạn giao hàng, cách vận tải, các chứng từ nhà xuất khẩu phải xuất trình.

Đối với ngân hàng:

+ Ngân hàng cần thiết phải biết rõ về khách hàng của mình và phải nắm rõ những tập quán, thông lệ quốc tế, luật của các quốc gia để cố vấn cho khách hàng trong khi ký hợp đồng cũng như trong thanh toán để hạn chế rủi ro cho khách hàng cũng như cho bàn thân ngân hàng và cũng để tăng thêm uy tín của ngân hàng.

+ Các khoản vay thế chấp có đảm bảo bắt buộc phải đánh giá kỹ lưỡng khách hàng để đảm bảo khả năng tài chính trước khi cấp hạn mức tín dụng.

+ Kiểm tra thông tin khách hàng, lô hàng … đảm bảo không nằm trong danh sách cấm vận, hạn chế nhập khẩu.

+ Kiểm tra danh tiếng của người thụ hưởng với các dịch vụ có sẵn như chống rửa tiền, danh sách khách hàng tốt của nhà nhập khẩu.

+ Hàng hóa phải được bảo hiểm.

+ Nếu hàng hóa bằng đường biển thì phải nộp 3 vận đơn gốc, giao hàng theo đơn đặt hàng, có xác nhận trống.

+ Yêu cầu sở hữu và kiểm soát hàng hóa.

+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Thường xuyên cập nhật những thay đổi mới trong ICC.

Để nắm rõ về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, bạn có thể học thêm khóa học thanh toán quốc tế tại các trung tâm đào tạo uy tín, bạn có thể tham khảo bài viết về Học thanh toán quốc tế ở đâu tốt của chúng tôi để lựa chọn địa chỉ học thanh toán quốc tế phù hợp.

Bài viết xem nhiều:

Từ khóa liên quan: Rủi ro trong thanh toán quốc tế, rủi ro của nhà nhập khẩu trong l/c, rủi ro trong thanh toán l/c, Rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ ở Việt Nam, Tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng LC,

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *