Thứ Sáu, Tháng Tư 26
Shadow

Thanh Toán Quốc Tế Ba Bên

Mua bán ba bên nghĩa là 3 chủ thể ở 3 quốc gia khác nhau, trong đó sẽ có một bên là nhà sản xuất (bên A), một bên là thương mại (bên B) và một bên là người mua cuối cùng (bên C).

Trong đó bên A có vai trò vừa là người mua vừa là người bán (mua của bên A bán cho bên C) với mục đích hưởng chênh lệch kiếm lợi nhuận. Khi này phát sinh tình huống thanh toán quốc tế 3 bên.

>>>>>> Bài viết xem nhiều: Nên học xuất nhập khẩu online ở đâu

Thanh Toán Quốc Tế Ba Bên

Khi tiến hành vận chuyển và thanh toán quốc tế ba bên để tiết kiệm chi phí và có thể tăng khả năng cạnh tranh bên B muốn chuyển sản phẩm hàng hóa trực tiếp từ bên A cho bên C mà không phải tốn thêm chi phí và thời gian vận chuyển mà đồng thời chỉnh sửa thông tin bên A thành bên B. Để làm được việc như A mong muốn thì Switch bill là lựa chọn tốt nhất.

1.Switch Bill of Lading

Switch Bill of Lading là thuật ngữ thông dụng khi mua bán 3 bên trong thương mại quốc tế, khi mà vận đơn (bill) phát hành (issue) ban đầu được thay thế bởi một vận đơn khác với những thông tin đã được chỉnh sửa nhằm mục đích che giấu thông tin của nhà sản xuất hàng hóa thật sự.

Switch bill giúp cho công ty thương mại, trung gian hay môi giới thương mại dễ dàng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí vận tải hàng hóa qua nhiều quốc gia khác nhau.

thanh toan quoc te ba ben

2.Điều kiện giao hàng và thanh toán quốc tế ba bên:

Để thuận lợi trong việc vận chuyển và thanh toán bên thương mại trung gian cần chủ động lựa chọn một bên công ty giao nhận hàng và công ty thương mại (trung gian) luôn luôn giành quyền book tàu. Để làm được việc này thì có 2 hợp động được ký giữa B và A và giữa B với C, B với vai trò trung gian.

Với hợp đồng bên công ty B và công ty A với vai trò là người nhập khẩu

-Bên B nên chọn dùng điều kiện giao hàng FOB khi đó bên mua sẽ là bên làm các thủ tục hải quan theo quy định để hàng hóa được phép nhập khẩu.

-Phương thức thanh toán L/C là phù hợp là theo yêu cầu của bên B nhằm cam kết bên B sẽ thanh toán cho bên A.

Với hợp đông bên B và bên C lúc này bên B trở thành vai trò người xuất khẩu.

– Để giành quyền book tàu, B phải ký hợp đồng theo điều kiện nhóm C, ví dụ như CIF

-Phương thức thanh toán là TT phù hợp là phương thức thanh toán mà bên nhập khẩu sẽ thanh toán cho bên nhập khẩu sau một khoảng thời gian xác định trước khi đã nhận đủ hàng và chứng từ.

Sau khi B đã ký hợp đồng với các bên thì phải có 1 đơn vị vận tải hỗ trợ bên B thực hiện Switch bill như sau, quá trình này phát sinh 2 vận đơn vì có 2 hợp đồng được ký kết:

– Vận đơn thứ 1 (vận đơn ảo): do bên a phát hành. Trong đó đơn vị vận chuyển từ bên A có thông tin giao hàng của bên A và thông tin nhận hàng của bên B và Phương thức thanh toán giữa hai bên.

Khi này bên vận chuyển sẽ thực hiện nhận hàng, sau khi nhận hàng và có đầy đủ bộ chứng từ bên B thanh toán và hàng hóa đã thuộc quyền sở hữu bên B.

-Vận đơn 2 (vận đơn thật được chuyển đổi từ vận đơn 1): Sau khi đã có đủ bộ chứng từ và hàng đã sở hữu thuộc về mình, bên B tiến hành chuyển đổi vận đơn, tức là hủy vận đơn 1 và phát hành mộ vận đơn mới. vận đơn mới này nội dung đơn vị vận chuyển bên B, thông tin nhận hàng bên C, thông tin gửi hàng bên B và phương thức thanh toán giữa hai bên.

-Việc chuyển đổi vận đơn cần được diễn ra nhanh chóng để thuận tiện khai báo.
Khi thực hiện switch bill bên B sẽ thanh toán cho bên A và bên C sẽ thanh toán cho bên B.

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn về các vấn đề thanh toán ba bên. Hy vọng bài viết của Thanh toán Quốc tế sẽ hữu ích với bạn học xuất nhập khẩu.

>>>>>> Tham khảo thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *