Thứ Ba, Tháng Tư 23
Shadow

Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục Tranh Chấp Trong Thanh Toán Quốc Tế Bằng LC

Trong thực tiễn thương mại quốc tế, không ít doanh nghiệp xuất – nhập khẩu trong nước gặp khó khăn khi giao dịch bằng L/C dẫn đến tình trạng tranh chấp, mà nguyên nhân chủ yếu xoay quanh các vấn đề như việc thanh toán chậm trễ, khiếu kiện kéo dài, không được thanh toán hoặc thậm chí là bị lừa, gây thiệt hại về thời gian và kinh tế của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, nhằm hạn chế đáng kể các thiệt hại xảy ra, doanh nghiệp xuất – nhập khẩu trong nước cần nắm vững và hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến sai sót khi giao dịch bằng L/C. Vì vậy ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể về nguyên nhân & cách khắc phục tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng lc

>>>>>> Xem thêm: 100 Thuật Ngữ Tiếng Anh Trong Thanh Toán Quốc Tế

1. Nguyên nhân gây tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng LC

Tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng LC thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ nguyên nhân gây ra tranh chấp này xuất phát từ bản thân phương thức thanh toán LC và từ phía người xuất khẩu & nhập khẩu.

Nguyên nhân chủ quan gây ra tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng LC

Nguyên nhân trực tiếp gây ra tranh chấp trong thanh toán quốc tế là bởi doanh nghiệp xuất nhập khẩu thiếu hiểu biết về các quy định của UCP (The Uniform Custom and Practice for Documentary Credit” – Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ) đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sai sót chứng từ bởi đa số các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu nhận thức UCP là văn bản nghiệp vụ quốc tế dành riêng cho các ngân hàng vì vậy họ cho rằng chỉ cần tuân thủ hợp đồng thương mại quốc tế và những yêu cầu của L/C là đủ.

Trong doanh nghiệp xuất – nhập khẩu không có bộ phận chuyên trách và quy trình giao dịch bằng L/C hoặc có nhưng bộ phận này yếu, thiếu kinh nghiệm và hoạt động không hiệu quả.

Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ được ghi nhận chủ yếu tại hợp đồng và L/C, tuy nhiên do sự sơ suất hoặc do hạn chế về nghiệp vụ, ngoại ngữ, trình độ pháp lý của những người xây dựng mà nội dung hợp đồng và L/C không rõ ràng hay khả thi sẽ nảy sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó cũng là do tình trạng thiếu kinh nghiệm và thiếu sự phối kết hợp giữa các bộ phận của doanh nghiệp xuất – nhập khẩu trong nước hiện nay, mà chủ yếu là do cách quản lý của doanh nghiệp và sự không hiểu biết về UCP.

Nguyên nhân khách quan gây ra tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng LC

Thứ nhất, không thể phủ nhận một điều rằng thanh toán bằng L/C là phương thức thanh toán có kỹ thuật phức tạp. Trong mỗi bước của quy trình thanh toán bằng L/C đều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro dẫn đến tranh chấp.

Thứ hai, thanh toán trong L/C có sự đa dạng trong luật điều chỉnh. Phương thức tín dụng chứng từ có liên quan đến ba quan hệ hợp đồng, đó là quan hệ mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và xuất khẩu, quan hệ dịch vụ giữa ngân hàng phát hành L/C và người yêu cầu và quan hệ giữa các ngân hàng với nhau.

Mối quan hệ hợp đồng có chủ thể và khách thể khác nhau cho nên luật điều chỉnh các quan hệ đó cũng khác nhau, từ đó cũng gây không ít rắc rối cho các bên thực hiện.

nguyên nhân và khắc phục tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng LC

2. Các giải pháp ngăn ngừa các tranh chấp phát sinh trong thanh toán quốc tế bằng L/C

Xuất phát từ những nguyên nhân trên, có thể đề ra các giải pháp để phòng tránh rủi ro, tranh chấp trong thanh toán quốc tế.

Phổ cập các kiến thức cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ

Tồn tại một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam thường có xu hướng ỷ lại vào các ngân hàng trong việc tìm hiểu luật pháp, thông lệ quốc tế về thanh toán bằng L/C. Quan niệm của đại bộ phận các doanh nghiệp là, hơn ai hết, ngân hàng thương mại, với tư cách là một định chế tài chính trung gian cung cấp dịch vụ TTQT, phải nắm rõ các văn bản pháp lý, tinh thông về nghiệp vụ và doanh nghiệp hoàn toàn tin tưởng vào ngân hàng.

Do vậy, trong nhiều trường hợp, khi nhận được thông báo L/C, các doanh nghiệp xuất khẩu thường không kiểm tra kỹ nội dung thư tín dụng đã vội vã giao hàng; các doanh nghiệp nhập khẩu lại cho rằng, thư tín dụng là công cụ đảm bảo nhận được hàng đúng như trong hợp đồng đã được ký kết,…

Bên cạnh đó, cũng chưa ai dám khẳng định rằng, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Do vậy việc phổ cập các kiến thức cơ bản về phương thức thanh toán bằng L/C là hết sức cần thiết.

Giải pháp đối với các bên tham gia giao dịch tín dụng chứng từ

Trước khi tham gia giao dịch chứng từ, các bên mua và bán phải nghiên cứu kỹ độ tin cậy của đối tác và tính chất của từng thương vụ.
Nhằm giảm thiểu tối đa các vụ tranh chấp trong phương thức thanh toán bằng L/C, các bên mua và bán cần phải lưu ý:

Phía người mua: Ðàm phán kỹ nội dung của hợp đồng trước khi mở L/C, nghiên cứu hợp đồng mẫu (nếu có); khi viết đơn xin mở L/C thì phải thống nhất với hợp đồng; dùng hợp đồng để ràng buộc nghĩa vụ giao hàng của người bán; kiểm tra lại quyền từ chối hoàn trả của người mua trong trường hợp ngân hàng phát hành không hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Phía người bán: Dùng hợp đồng để ràng buộc trách nhiệm của người mua, đề phòng người mua không mở hoặc chậm mở L/C; kiểm tra điều kiện về chứng từ trong L/C (lưu ý những chứng từ mà người mua yêu cầu nhưng người bán không thể lấy được); lập bộ chứng từ theo đúng quy định trong L/C, xuất trình đúng hạn và tuân thủ triệt để Bộ Tập quán quốc tế về L/C của ICC.

Mong rằng chia sẻ về Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục Tranh Chấp Trong Thanh Toán Quốc Tế Bằng LC của chúng tôi hữu ích với bạn & góp phần hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế của doanh nghiệp. Nếu bạn có thắc mắc về nghiệp vụ thanh toán quốc tế có thể để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.

Để nắm rõ về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, bạn có thể học thêm khóa học thanh toán quốc tế tại các trung tâm đào tạo uy tín, bạn có thể tham khảo bài viết về Học thanh toán quốc tế ở đâu tốt của chúng tôi để lựa chọn địa chỉ học thanh toán quốc tế phù hợp.

Bài viết xem nhiều:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *