Thứ Tư, Tháng Năm 1
Shadow

UCP Là Gì? Tìm Hiểu UCP 600 Thông Qua Các Tình Huống Minh Họa

UCP 600 là gì? Nội dung UCP 600 như thế nào? là vấn đề nhiều người đang tìm hiểu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế đặc biệt quan tâm. Nếu bạn muốn hiểu rõ về văn bản quốc tế điều chỉnh hoạt động thanh toán L/C như UCP, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

>>>> Xem thêm: Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục Tranh Chấp Trong Thanh Toán Quốc Tế Bằng LC

1. UCP 600 là gì? UCP mới nhất hiện nay

Nếu bạn đang tìm hiểu về UCP 600 để phục vụ cho công việc làm về thanh toán thư tín dụng chứng từ L/C, trước tiên bạn cần hiểu rõ UCP là gì? từ đó mới có thể biết về UCP 600 là gì.

UCP là từ viết tắt của cụm từ The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits – là tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành. Đây là văn bản quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên có liên quan tới việc giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện là thư tín dụng có dẫn chiếu việc tuân thủ UCP.

UCP có nhiều phiên bản khác nhau, hiện nay UCP 600 đang là phiên bản được sử dụng phổ biến nhất. UCP 600 là bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (L/C). UCP 600 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2007

UCP 600 hiện đang được các ngân hàng và các doanh nghiệp tham gia của trên 175 quốc gia áp dụng vào giao dịch thương mại. Theo ước tính có đến 13-17% giao dịch thương mại quốc tế/ xuất nhập khẩu hàng hóa đang sử dụng thư tín dụng L/C.

ucp 600

2. Sự ra đời và phát triển của UCP 600

UCP cũng là văn bản giống như Incoterm, với sự thay đổi liên tục của hoạt động thanh toán quốc tế, luôn có sự điều chỉnh, phát hành phiên bản mới để phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, UCP có nhiều phiên bản khác nhau.

UCP được công bố lần đầu tiên vào năm 1933 bởi Phòng thương mại quốc tế (ICC) & đã tiến hành sửa đổi 5 lần vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983, 1993.

Lần sửa đổi lần thứ ba của UCP (UCP 290 – 1974) đánh dấu một sự thay đổi lớn trong việc tạo ra những thay đổi chứng từ và thủ tục. Sửa đổi của UCP là để phù hợp với sự phát triển của hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển, trong đó phải kể đến cuộc cách mạng “container hoá” đang trong giai đoạn ngày càng hoàn thiện hơn về kỹ thuật, tổ chức quản lý, đạt hiệu quả kinh tế cao và sự phát triển của hình thức vận tải đa phương thức.

Đến nay phiên bản UCP 600 đang là phiên bản mới nhất, phù hợp với tình hình thực tiễn về thanh toán quốc tế.

3. Nội dung UCP 600

UCP 600 là văn bản bằng tiếng Anh, ở bài viết này chúng tôi tóm tắt nội dung cốt lõi, quan trọng của UCP 600.

Trước tiên để hiểu được các nội dung của UCP 600, bạn cần nắm rõ các thuật ngữ dưới đây.

3.1. Các thuật ngữ trong UCP 600

Người thụ hưởng (Beneficiary): tức người thụ hưởng số tiền thanh toán. Thông thường người thụ hưởng là nhà xuất khẩu.

Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C theo yêu cầu của người đề nghị mở L/C hoặc yêu cầu của ngân hàng phát hành.

Người đề nghị mở L/C (Applicant): L/C sẽ được phát hành theo yêu cầu của người đề nghị mở L/C. Thông thường người đề nghị mở L/C chính là nhà nhập khẩu.

Ngân hàng thông báo (Advising Bank) là ngân hàng thông báo L/C cho người thụ hưởng.

Xuất trình phù hợp (Complying presentation): là việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng chứng từ L/C.

Xác nhận (Confirmation)

Tín dụng (Credit) còn được gọi là tín dụng thư hay thư tín dụng.

Thanh toán (Honor) bao gồm thanh toán trả ngay, thanh toán trả chậm, và chấp nhận hối phiếu.

Ngân hàng phát hành (Issuing Bank), là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của người đề nghị mở L/C.

Chiết khấu (Negotiation) là việc Ngân hàng được chỉ định mua các hối phiếu (ký phát đòi tiền ngân hàng khác) và/hoặc các chứng từ xuất trình phù hợp bằng cách ứng trước hoặc đồng ý ứng trước tiền cho người thụ hưởng.

Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank), là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu.

Xuất trình chứng từ (Presentation) là việc chuyển giao chứng từ theo L/C cho ngân hàng phát hành hoặc cho ngân hàng được chỉ định.

Người xuất trình chứng từ (Presenter) là người thụ hưởng, ngân hàng, hoặc một bên khác thực hiện việc xuất trình.

3.2. Tóm tắt nội dung UCP 600

Khi tìm hiểu về UCP, bạn thường quan tâm UCP 600 có bao nhiêu điều khoản? và tóm tắt các điều khoản UCP 600 bởi nội dung UCP khá dài.

UCP 600 là văn bản với nội dung dài & phức tạp. Vì vậy chúng tôi thống kê những nội dung chính cần lưu ý. Nếu bạn muốn đọc toàn văn nội dung UCP bằng tiếng Anh & tiếng Việt, có thể TẢI VỀ TẠI ĐÂY

UCP 600 có 39 điều khoản, quy định các vấn đề sau:

Điều 1: Áp dụng UCP

Điều 2: Định nghĩa

Điều 3: Giải thích

Điều 4: Tín dụng và hợp đồng

Điều 5: Các chứng từ và hàng hóa/ dịch vụ hoặc thực hiện

Điều 6: Thanh toán, ngày hết hạn và nơi xuất trình

Điều 7: Cam kết của ngân hàng phát hành

Điều 8: Cam kết của ngân hàng xác nhận

Điều 9: Thông báo tín dụng và các sửa đổi

Điều 10: Sửa đổi tín dụng

Điều 11: Tín dụng và sửa đổi được sơ báo và chuyển bằng điện

Điều 12: Sự chỉ định

Điều 13: Thỏa thuận hoàn trả tiền giữa các ngân hàng

Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ

Điều 15: Xuất trình phù hợp

Điều 16: Chứng từ có sai biệt, bỏ qua và thông báo

Điều 17: Các chứng từ gốc và các bản sao

Điều 18: Hóa đơn thương mại

Điều 19: Chứng từ vận tải dùng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau

Điều 20: Vận đơn đường biển

Điều 21: Giấy gửi hàng đường biển không chuyển nhượng (NNSWB)

Điều 22: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu

Điều 23: Chứng từ vận tải hàng không

Điều 24: Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa

Điều 25: Biên lai chuyển phát, biên lai bưu điện hoặc giấy chứng nhận bưu phẩm

Điều 26: “trên boong” “người gửi hàng xếp và đếm” “người gửi hàng kê khai gồm có” và chi phí phụ thêm vào cước phí

Điều 27: Chứng từ vận tải hoàn hảo

Điều 28: Chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm

Điều 29: Gia hạn ngày hết hiệu lực hoặc ngày cuối cùng phải xuất trình

Điều 30: Dung sai về số tiền, số lượng và đơn giá

Điều 31: Giao hàng và trả tiền từng phần

Điều 32: Giao hàng và trả tiền nhiều lần

Điều 33: Giờ xuất trình

Điều 34: Miễn trách về tính hợp lệ của Chứng từ

Điều 35: Miễn trách về trao đổi thông tin và dịch thuật

Điều 36: Bất khả kháng

Điều 37: Miễn trách về hành động của một bên ra chỉ thị

Điều 38: tín dụng có thể chuyển nhượng

Điều 39: Chuyển nhượng số tiền thu được

Các điều khoản này khá dài, vì vậy nếu muốn nghiên cứu kỹ về UCP 600 bạn cần đọc kỹ 39 điều khoản của UCP 600

4. Vai trò của UCP trong thanh toán quốc tế

UCP 600 là nguồn luật cơ sở để xây dựng các điều khoản chính cho thư tín dụng chứng từ

UCP 600 quy định cụ thể về quy chuẩn khi lập các loại chứng từ như chứng từ thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm,…

UCP quy định rõ ràng nội dung của các loại chứng từ này thể hiện rõ trách nhiệm của người xuất khẩu trong việc giao hàng đúng hạn và đúng địa điểm đã thoả thuận (Bill of lading), đảm bảo cung cấp đúng loại hàng hoá (Invoice), bồi thường rủi ro (Insurance), theo đúng chất lượng, số lượng đã thoả thuận (Certificate of Quality, Certificate of Quantity), đúng nguồn gốc xuất xứ (Certificate of Origin) và các trách nhiệm khác.

Nếu theo đúng các điều khoản quy định trong UCP 600, các ngân hàng có thể tư vấn cho người nhập khẩu đưa vào nội dung thư tín dụng những điều khoản buộc người xuất khẩu phải tuân thủ miễn sao nó không mâu thuẩn với các điều khoản của hợp đồng đã ký giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu.

UCP 600 xác định quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng trong khuôn khổ thư tín dụng

Sự ra đời của UCP đã đánh dấu một bước đột phá mới trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, bởi UCP là cơ sở pháp lý duy nhất quy định một cách cụ thể trách nhiệm của các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ, mà chú trọng nhất là trách nhiệm của ngân hàng.

UCP 600 khẳng định bản chất của thư tín dụng là một cam kết thanh toán có điều kiện của Ngân hàng phát hành bằng việc quy định trách nhiệm của ngân hàng phát hành trong điều 7 như đã phân tích ở trên. Điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng phát hành có quyền từ chối trong trường hợp bộ chứng từ xuất trình có sai sót. Mặt khác, ngân hàng xác nhận với tư cách là ngân hàng thứ 3 đứng ra chịu trách nhiệm trả tiền thay cho ngân hàng phát hành nếu ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán.

UCP 600 cũng quy định rõ trách nhiệm của các ngân hàng có liên quan khác như ngân hàng thông báo, ngân hàng thương lượng thanh toán, ngân hàng hoàn trả…Trách nhiệm của ngân hàng nói chung là làm thế nào để phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được vận hành an toàn và suôn sẻ. Ngân hàng làm việc chỉ dựa trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình mà không quan tâm tới hợp đồng nên đây cũng là căn cứ duy nhất để ngân hàng xem xét đồng ý hay từ chối trả tiền cho người hưởng lợi hay là để người nhập khẩu đồng ý hay từ chối trả tiền cho ngân hàng.Do đó, trong phương thức tín dụng chứng từ, bộ chứng từ đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó tượng trưng cho giá trị hàng hoá.

Bằng việc quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các ngân hàng tham gia vào quy trình tín dụng chứng từ. UCP 600 đã đảm bảo chắc chắn cam kết thanh toán của ngân hàng đối với người xuất khẩu, tạo lòng tin cho người xuất khẩu trong giao dịch mua bán ngoại thương. Từ đó, thúc đẩy góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển.

UCP 600 là tiêu chí chung cho việc kiểm tra bộ chứng từ

Trên cơ sở các quy định của UCP 600, người nhập khẩu đã đưa vào nội dung L/C những yêu cầu đối với hàng hoá và những yêu cầu bắt buộc người xuất khẩu phải thực hiện thông qua việc xuất trình bộ chứng từ gồm những chứng từ và văn bản pháp lý nhất định. Người xuất khẩu, để được ngân hàng thanh toán tiền hàng, sẽ phải lập các chứng từ với nội dung sao cho thể hiện rõ mình đã hoàn thành mọi yêu cầu mà người nhập khẩu đưa ra.

Chính vì vậy, ki kiểm tra chứng từ xuất trình, ngân hàng không chỉ dựa trên L/C mà còn phải dựa trên UCP để xác định chứng từ có tuân thủ đúng các quy định của UCP 600 hay không. Nếu bộ chứng từ người xuất trình có sai sót thì ngân hàng phải lập tức thông báo và yêu cầu người xuất khẩu sửa đổi cho phù hợp.

Trước khi UCP ra đời, các ngân hàng thuộc các nước khác nhau phải áp dụng luật thương mại của nước mình để điều chỉnh các quan hệ trong thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng. Điều này đã dẫn đến các mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột xảy ra trong thực tiễn sử dụng phương thức tín dụng chứng từ mang tính quốc tế.

Điều này dễ hiểu vì mỗi nước có các nguồn pháp lý khác nhau theo cơ chế chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi nước. Hơn nữa, phương thức tín dụng chứng từ là một quy trình phức tạp đòi hỏi phải tiến hành một cách chặt chẽ. Vì vậy, chỉ từ khi UCP ra đời thì các vấn đề nêu trên mới được giải quyết. UCP ra đời với mục đích chính là tinh lược thực tiễn ngân hàng quốc tế nhằm tiêu chuẩn hoá các thực tiễn chung đang áp dụng

5. Những bất cập của UCP là gì?

UCP ra đời có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế, tuy vậy việc áp dụng UCP còn nhiều bất cập. Chúng tôi đưa ra một số ví dụ điển hình về những bất cập của UCP như dưới đây:

5.1. UCP nói chung và UCP 600 nói riêng quy định ngày phát hành của chứng từ bảo hiểm chưa phù hợp với thực tiễn

Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm cũng giống như ngày phát hành các giấy chứng nhận kiểm tra (inspection certificate), trong đó một chứng nhận chỉ ra rằng việc kiểm tra được thực hiện sau ngày giao hàng sẽ không được chấp nhận nhưng một giấy chứng nhận xác nhận rằng hàng hoá đã được kiểm tra mà không đề cập gì tới ngày thực hiện kiểm tra lại được chấp nhận.

Tương tự như thế, nếu chứng từ xuất trình chứng minh được rằng hàng hoá được bảo hiểm trong suốt hành trình từ địa điểm giao hàng tới địa điểm nhận hàng hoặc từ cảng giao hàng đến cảng nhận hàng thì được công nhận mà không cần quan tâm đến ngày phát hành bảo hiểm đó có được phát hành sau ngày giao hàng hay không.

Đặc biệt, trong trường hợp nhà xuất khẩu ký hợp đồng bao (open cover) tức là tất cả các chuyến hàng sẽ tự động được bảo hiểm theo hợp đồng này, và mặc dù từng chuyến hàng hoặc công ty bảo hiểm sẽ phát hành một giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) mà không ghi rõ ngày hiệu lực của chứng từ bảo hiểm.

Mặc dù theo UCP 600 cũng như UCP500 quy định ngày phát hành hay còn gọi ngày ký chứng từ bảo hiểm cũng là ngày hiệu lực bảo hiểm. Hàng hoá phải được đóng bảo hiểm trước khi được giao lên tàu. Và ngày ký chứng từ bảo hiểm phải trước hoặc trùng với ngày ký B/L hay ngày bốc hàng lên tàu. Nhưng những phân tích trên cho thấy việc UCP nói chung trong đó có UCP 600 nói riêng quy định ngày phát hành trùng với ngày giao hàng là không cần thiết đối với ngành bảo hiểm vì thực tiễn đã cho thấy tính phí hợp lý của nó. Vấn đề này nên được đưa ra bàn thảo, xem xét lại trong bản sửa đổi lần sau.

5.2. Chưa thống nhất triệt để giữa luật quốc gia và UCP

Thời gian gần đây, luật quốc gia và thông lệ quốc tế có chiều hướng xích lại gần nhau trong hoạt động thanh toán quốc tế nhưng các mâu thuẫn giữa UCP và Luật quốc gia vẫn còn. Hiện nay, đã có một số quốc gia ban hành những văn bản dưới luật và những nghị định cụ thể điều chỉnh nguồn luật quốc gia với thông lệ quốc tế UCP. Ví dụ, liên bang Nga, Mỹ, Trung Quốc, Australia…

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam chưa có nguồn luật riêng, thậm chí là nghị định, thông tư hay văn bản dưới luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Luật Việt nam quy định rằng chỉ áp dụng tập quán quốc tế với điều kiện nó không trái với pháp luật Việt nam, điều đó có nghĩa luật Việt nam luôn chiếm ưu thế hơn. Trong khi đó, Luật pháp Mỹ lại quy định là khi L/C dẫn chiếu đến UCP thì UCP sẽ được áp dụng.

Vậy, nếu xảy ra xung đột liên quan tới nguồn luật giữa Mỹ và Việt nam thì sẽ áp dụng nguồn luật điều chỉnh nào, luật quốc gia hay UCP?
Hơn nữa, chính việc vận dụng vào thực tiễn của các nước trên thế giới là khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, thông lệ tập quán từng nước…

6. So sánh UCP 500 và UCP 600

Thứ nhất: Ngôn ngữ trình bày nội dung các điều khoản của UCP 600 rõ ràng, dễ hiểu hơn: Đưa vào nhiều điều khoản định nghĩa, giải thích về các bên; các vấn đề có liên quan đến thanh toán tín dụng chứng từ:

Chẳng hạn, điều 2 “Definitions” (Định nghĩa) của UCP 600 đã nêu ra một loạt định nghĩa như: Advising bank, Applicant, Beneficiary, Complying presentation, Confirmation, Confirming bank, Credit, Honour, Negotiation, Presentation…

Thứ hai: UCP 600 đã bỏ bớt một số điều khoản so với UCP500. tổng cộng

UCP 600 có 39 điều khoản trong đó UCP500 có 49 điều khoản.

Các điều khoản sau đây của UCP500 bỏ không được nhắc tới trong UCP 600:

ucp la gi

ucp 600

Thứ ba: UCP 600 đưa vào 3 điều khoản mới hoàn toàn:

Điều khoản 2: các định nghĩa:

Điều khoản 3: Các diễn giải:

Điều khoản 15: Xuất trình chứng từ phù hợp

7. Tìm hiểu ucp 600 thông qua các tình huống minh họa

Có rất nhiều tình huống phát sinh về thanh toán quốc tế cần phải soi chiếu qua UCP 600 để xác định đúng/sai.

Tình huống:

Sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu xe máy từ công ty Honda tại Nhật Bản, công ty A ở Việt Nam đã yêu cầu Ngân hàng Vietcombank (VCB) mở một L/C, ngân hàng VCB sau khi xem xét bộ chứng từ mở L/C đã đồng ý và mở một L/C (trong L/C không ghi rõ là được hủy ngang hay không hủy ngan) theo yêu cầu của công ty A. Sau đó gửi L/C cho công ty Honda thông qua ngân hang VCB Nhật Bản, sau khi công ty Honda giao hàng, ngân hang VCB đã thông báo cho công ty Honda rằng L/C đã bị hủy theo yêu cầu cảu công ty A, vì công ty này cho rằng trên L/C không có quy định được hủy ngang hay không.

Vậy trong trường hợp này công ty A và ngân hang VCB làm vậy là đúng hay sai? Vì sao?

Xử lý tình huống:

Công ty A & Ngân hang VCB đều sai trong tình huống này. Vì theo quy tại điều 3 UCP 300: một thư tín dụng không hủy ngan ngay cả khi nó không ghi rõ điều này.

Vì vậy, khi trên L/C không ghi rõ là có hủy ngang hay không thì công ty A và ngân hàng VCB không được phép hủy ngang L/C. L/C chỉ được hủy ki có sự đồng thuận của các bên tham gia.

Như vậy, qua tình huống vừa rồi, để làm tốt nghiệp vụ thanh toán L/C doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ và hiểu rõ về quy định trong UPC 600 để tránh những sai sót có thể xảy ra trong quá trình thanh toán quốc tế.

8. Thực trạng áp dụng UCP 600 ở Việt Nam

Hiện nay UCP đã trở thành văn bản quốc tế, được áp dụng cho tất cả các quốc gia. Ở Việt Nam, UCP được áp dụng phổ biến hơn nhờ sự hiểu biết của doanh nghiệp về văn bản ngày càng sâu sắc hơn.

Việc áp dụng UCP cũng vô cùng cần thiết bởi các phương thức thanh toán cần thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo quyền lợi cho cả nhà xuất khẩu & nhập khẩu.

Theo đánh giá khách quan của các chuyên gia, bản UCP là bộ quy tắc (thông lệ quốc tế) tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại và được áp dụng rất phổ biến tại Việt Nam.

Để nắm rõ về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, bạn có thể học thêm khóa học thanh toán quốc tế tại các trung tâm đào tạo uy tín, bạn có thể tham khảo bài viết về Học thanh toán quốc tế ở đâu tốt của chúng tôi để lựa chọn địa chỉ học thanh toán quốc tế phù hợp.

Bài viết xem nhiều:

Từ khóa liên quan: ucp 600, ucp, ucp 600 là gì, ucp 600 tiếng việt, ucp là gì, ucp 600 song ngữ, so sánh ucp 500 và ucp 600, giải quyết tình huống ucp 600, giải thích các điều trong ucp 600, ucp mới nhất hiện nay, ucp trong thanh toán quốc tế, giao thức ucp có đặc điểm, bài tập tình huống về ucp 600, tìm hiểu ucp 600 thông qua các tình huống minh họa, nội dung ucp 600

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *